ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 05:57:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lưu hành giống CAMAU1 - Thêm cơ hội sản xuất cho người dân

Báo Cà Mau Chiều 16/5, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận lưu hành và Quyết định cấp bằng bảo hộ giống lúa CAMAU1 và họp mặt nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.

Giống lúa CAMAU1 là sản phẩm của đề tài khoa học và công nghệ “Chọn giống lúa chịu mặn năng suất, chất lượng cao tại tỉnh Cà Mau” do Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau đặt hàng Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ nhận quyết định cấp bằng bảo hộ giống lúa CAMAU1.

Theo đó, giống lúa CAMAU1 được bố trí sản xuất thử nghiệm nhiều vùng sinh thái trong và ngoài tỉnh. Cụ thể là xã Khánh Lâm, Khánh Hoà (huyện U Minh), xã Khánh Bình Đông (huyện Trần Văn Thời), xã Biển Bạch Đông (huyện Thới Bình), xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước), nhiều vùng của tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre...        

Qua quá trình sản xuất thử nghiệm, giống lúa CAMAU1 có những đặc điểm như: thời gian sinh trưởng 92-97 ngày (lúa sạ), 97-102 ngày (lúa cấy), chiều cao cây từ 100-110 cm, đẻ nhánh khoẻ, cứng cây, bông to, dài (90-100 hạt chắc/bông), tỷ lệ lép thấp, hạt gạo thon dài 6,8-7 mm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tiềm năng năng suất từ  6-8 tấn/ha. Đặc biệt là vùng nhiễm phèn, mặn, vùng sản xuất lúa - tôm (khả năng chịu mặn 3-4 %0).

Đại diện Trung tâm Giống nông nghiệp nhận bằng công nhận lưu hành và tổ chức sản xuất để cung cấp giống cho người dân.

Theo kỹ sư Nguyễn Văn Hải, Chủ nhiệm dự án, trên cơ sở xem xét, thẩm định hồ sơ, Cục Trồng trọt cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo Quyết định số 77/QĐTT-VPBH ngày 23/2/2023. Giống lúa CAMAU1 đạt yêu cầu về giá trị canh tác và giá trị sử dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam 13381-1:2023. Từ đó, ngày 5/1/2024, Cục Trồng trọt đã ban hành Quyết định công nhận lưu hành giống lúa thuần CAMAU1 cho vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 11/QĐ-TT-CLT.

Ông Lê Thanh Nghiệp, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Khánh Minh (Ấp 7, xã Khánh An, huyện U Minh) cho biết, sau thời gian sản xuất cho thấy, CAMAU1 năng suất khá cao, khoảng 6,2 tấn/ha. Với 70 ha của HTX trong vụ sản xuất vừa qua mang về lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng. Giống CAMAU1 có nhiều đặc tính vượt trội hơn so với nhiều giống khác như ít nhiễm sâu bệnh và chịu phèn mặn.

Các đại biểu dự Lễ công bố Quyết định công nhận lưu hành và Quyết định cấp bằng bảo hộ giống lúa CAMAU1.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết, tỉnh tiến hành khảo nghiệm hai giống lúa CAMAU1và CAMAU2. Tuy nhiên, CAMAU1 cho những đặt tính vượt trội hơn. Việc được cấp bằng bảo hộ và quyết định công nhận lưu hành giống CAMAU1 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Nếu chỉ tính riêng chi phí mua bản quyền thì đã tiết kiệm hơn 36 tỷ đồng cho nông dân.

Kể từ khi được thành lập đến nay, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau đã đóng góp tích cực cho sự phát kinh tế, xã hội tỉnh nhà, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ ở nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin… được ứng dụng, nhân rộng hiệu quả trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh./.

Nguyễn Phú

 

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.

Lan toả ý chí thoát nghèo

Cùng với các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, điều đáng mừng là ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân ở các địa phương, trong đó có xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.