ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 16:32:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Báo Cà Mau Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Chân dung cố Giáo sư, Viện sĩ, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

Mãi cho đến năm 1974, cuối năm. Tôi từ miền Nam ra Hà Nội, nghe tin, anh Tư (nhạc sĩ Lưu Hữu Phước) điện qua chỗ anh Bảo Định Giang, nhắn mời tôi sang nhà anh chơi. Hôm đó anh dành cho tôi một ngày miền Tây Nam Bộ.

Tôi đến vào buổi sáng, anh Tư ở nhà đón. Chúng tôi ăn kẹo, uống trà và trả lời mấy câu hỏi về miền Nam hiện nay ra sao. Tôi cũng trả lời cho anh Tư vui vẻ. Thật ra tôi cũng không rành gia đình anh Tư ở Cần Thơ, dân thượng lưu nên anh và anh Tiễng, anh Bộ đi học thuận lợi hơn người.

Anh Tư nói:" Nhà này là dinh thự gì của bọn Tây trước kia, nay Chính phủ giao cho anh làm cơ quan tiếp tân cho Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với bạn bè nước ngoài. Nhà lớn và sang trọng, nhưng rất ít người ở. Hành lang phía sau có một nhạc sĩ nghèo "rớt mồng tơi" là Huỳnh Thơ. Thấy tôi đi với anh Tư, Huỳnh Thơ chạy ra chào tôi và xưng là người miền Nam, đang tá túc ở hành lang sau của toà nhà.

Sau mới biết, chính nơi đây, anh Tư Lưu Hữu Phước đang nhiều tháng cân nhắc bài hát tuyệt vời của nhạc sĩ Trần Kiết Tường - bài HỒ CHÍ MINH ĐẸP NHẤT TÊN NGƯỜI sẽ nên công bố lúc nào. Liệu Bác có vui lòng không? Anh Tư cho máy kéo băng cho các anh chị lãnh đạo nghe kỹ. Hướng là sẽ xin phép Bác cho phổ biến bài hát này, nhưng chưa kịp chuẩn bị thì ca sĩ Quốc Hương đã sốt ruột hát cho Bác nghe trước. Bác "làm thinh" nhưng vui vẻ chấp nhận làm cho với âm nhạc cả nước vui mừng. Bài hát đáp lại một phần công ơn của Bác. Nhất là nói lên tấm lòng của Bà con miền Nam đối với Bác. Anh Tư "khoe" với tôi sự thành công của anh Trần Kiết Tường.

Nhóm Huỳnh - Mai - Lưu (Từ trái qua: Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ).

Nhóm Huỳnh - Mai - Lưu (Từ trái qua: Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ).

Tôi nói, chúng tôi ở miền Tây Nam Bộ đã dàn dựng những ca khúc của anh thành ca cảnh. Như bài "Hội nghị Diên Hồng", " Bạch Đằng Giang". Còn bài "Đông Nam Á" của anh, hầu như anh quên, không cho nó vào tuyển tập. Tôi phải hát lại cho anh nghe.

"Màn trời vén ánh nắng chiếu trùm muôn cõi Á châu. Dân nô lệ phá tan ngục tù. Cờ tự do bay vòng trên Thái Bình Dương huy hoàng ngập đồi núi, ngập trên Ấn Độ Dương..."

Anh Tư xúc động. Không ngờ tôi thuộc hầu hết bài hát như vậy. Anh ngỏ lời cám ơn và anh kèo nài tôi chép lại tại chỗ cho anh những bài thơ do tôi sáng tác để làm kỷ niệm. Tôi chép bài "Rừng biển quê nhà" và “Đường ra thành phố" tặng anh.

Với tôi và những người đồng đội của mình, kỷ niệm về anh Tư Lưu Hữu Phước càng nồng  ấm, thắm thiết hơn. Trong lúc hiểm nguy, gian khó, lời hát anh bỗng trỗi dậy như lời động viên đầy thiêng liêng: "Từ trong chiến hào hôm nào nghe tiếng Bác, lòng ta sáng rực như nở hoa..." (Ca khúc "Tình Bác sáng đời ta" của Lưu Hữu Phước). Và khúc khải hoàn như giục giã khi tất cả cất cao hành khúc: "Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước, diệt đế quốc Mỹ, đánh tan bè lũ bán nước..." - từ bài " Giải phóng miền Nam" của anh.

 

Nguyễn Bá

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.