ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:13:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mang hương vị Tết đến mọi nhà

Báo Cà Mau Những ngày này, ở các làng nghề truyền thống, các gia đình tất bật chuẩn bị sản phẩm phục vụ Tết.

Tổ hợp tác (THT) làm bánh dân gian ấp Bến Bào, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Ðầm Dơi, thành lập đầu năm 2023, với 18 thành viên, vốn hơn 15 triệu đồng. Các thành viên trong tổ làm đa dạng các loại bánh, cốm... Mỗi tháng trừ chi phí còn lời khoảng 8 triệu đồng/người.

Bà Huỳnh Thuỳ Linh, Tổ trưởng THT làm bánh dân gian ấp Bến Bào, nói: “THT thành lập nhằm giúp chị em đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm làm bánh, cùng phát triển kinh tế cũng như giữ nghề truyền thống”.

Bà Lý Quang Triều, ấp Bến Bào, có hơn 10 năm kinh nghiệm làm các loại bánh dân gian như: bánh khéo, bánh bò, bánh chuối... Mỗi ngày, bà sẽ làm một loại bánh để bán, chủ yếu làm theo hợp đồng và bán tại nhà. Mỗi tháng bà Triều bán khoảng 100 kg bánh các loại, sau khi trừ chi phí lãi gần 10 triệu đồng.

Bà Lý Quang Triều làm kẹo gạo lứt bán dịp Tết.

Do nghề dạy nghề rồi học hỏi thêm, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay, bà đã chuẩn bị nguyên liệu để làm cốm gạo lứt, cơm cháy chà bông và bánh khéo, dự kiến khoảng 150 kg.

Bà Nguyễn Thị Ngoãn (ấp Bến Bào), hơn 2 năm nay cũng làm bánh bông lan, bánh nhúng, bánh kẹp bán mỗi ngày. Bình quân mỗi tháng bán khoảng 30 kg, giá từ 100-120 ngàn đồng/kg, trừ chi phí, lãi từ 2-3 triệu đồng. Dịp Tết này, bà Ngoãn chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng để làm khoảng 50-60 kg bánh khéo bán.

Tại gia đình bà Lữ Tuyết Liễu, ấp Tân Ðiền B, xã Tạ An Khương, mọi người vừa gói bánh tét vừa trò chuyện rôm rả. Gói bánh tét nhiều năm, đến năm 2021, bà Liễu mở rộng quy mô, gói đủ loại nhân: thịt mỡ, chuối, 3 màu, trứng muối 3 màu, nhân mỡ theo yêu cầu của khách hàng.

Gia đình bà Liễu gói bánh tét quanh năm, bình quân gói 1 ngàn đòn bánh tét/tháng, giá từ 40-100 ngàn đồng/đòn, mỗi đòn nặng từ 1-1,1 kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng cũng có lãi hơn 20 triệu đồng. Mỗi người một việc, làm theo dây chuyền, người chuẩn bị lá, nguyên liệu; người gói bánh; người buộc dây; người canh luộc bánh...

 Bà Lữ Tuyết Liễu (bìa trái) đang luộc bánh tét.

Bà Lữ Tuyết Liễu cho biết: “Chỉ tính riêng mỗi dịp Tết, từ ngày 23-29 tháng Chạp, bình quân gia đình làm hơn 1.000 đòn bánh tét, có khi nhiều hơn, lợi nhuận tăng gấp đôi so với ngày thường, góp thu nhập để gia đình đón Tết thêm đầm ấm, sung túc”.

Làng nghề bánh khéo ở xã Quách Phẩm Bắc và bánh tét ở xã Tạ An Khương càng gần Tết càng tất bật, nhộn nhịp các loại xe chở thực phẩm, nguyên liệu làm bánh, xe đến chở bánh đi giao khắp nơi, phục vụ nhu cầu thị trường. Nhiều nơi hoạt động hết công suất, làm ngày đêm đến tận chiều 30 Tết, mang hương vị Tết truyền thống đến mọi nhà./.

 

Thuỳ Mỵ

 

Công ty quà tặng tết Grand Cru - Wine & Gift

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Tiên phong trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và phát triển bền vững trong mọi ngành nghề. Thời gian qua, Hội BVQLNTD tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN).