ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 22:32:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Miếng thương, miếng quý…

Báo Cà Mau Văn hoá ẩm thực là một trong những điều luôn có sức hút hàng đầu, nhưng đối với người Việt, dường như chuyện ăn uống luôn gắn liền với chuyện tình cảm, thể hiện khá rõ qua ca dao, tục ngữ:

Văn hoá ẩm thực là một trong những điều luôn có sức hút hàng đầu, nhưng đối với người Việt, dường như chuyện ăn uống luôn gắn liền với chuyện tình cảm, thể hiện khá rõ qua ca dao, tục ngữ:

"Ðói lòng ăn nửa trái sim

Uống lưng bát nước đi tìm người yêu"

Hay…

"Trời mưa cho ướt lá dừa

Cho tươi liếp cải cho vừa lòng em

Cho em hái đọt rau dền

Nấu tô canh nấm dâng lên mẹ già"

Và…

"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương"

Hoặc…

"Cơm cha cơm mẹ đã từng

Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người

Cơm người khổ lắm con ơi!

Chả như cơm mẹ, vừa ngồi vừa ăn"

Ðó không hẳn chỉ là "dĩ thực vi tiên" mà dường như đó là chuyện thương yêu, quý mến nhau được thể hiện qua việc chăm chút vào món ăn, bữa cơm thường nhật đối với người thân và sự hiếu khách, thơm thảo dành cho chòm xóm, khách đến chơi nhà. Bởi, có thể dễ dàng "đo" được sự đầm ấm, hạnh phúc của một gia đình qua việc quan sát họ ngồi ăn cùng nhau, cách các món ăn được chăm chút - không hẳn là các món đắt tiền mà là cái cách người nấu đã đầu tư tâm sức, tình cảm vào đó ra sao, cả cái cách họ gắp thức ăn cho nhau, trò chuyện cùng nhau, nhất là ánh mắt của người nấu thường ánh lên những nét rạng ngời khi nhìn thấy thức ăn do chính tay mình nấu được ăn một cách ngon miệng.

Hay trong những bữa ăn, nếu tinh ý, người trong bàn ăn sẽ "nhận diện" ra được ai là người được kính trọng nhất, ai là người được thương quý nhất, ai là người "xấu nết" chỉ qua việc ăn uống và cách gắp thức ăn.

Còn nhớ câu chuyện về một cô gái trong lần đầu tiên ra mắt gia đình bạn trai, ngay lập tức đã bị "mất điểm" trầm trọng khi vô tư gắp phần thịt "má hồng" của con cá lóc hấp cho ngay vào chén mình rồi ăn một cách ngon lành. Phần thịt "má hồng" đó vốn là phần ngon nhất, vừa đủ mềm lại không có xương nên thường "đặc cách" dành cho trẻ nhỏ và người già nên chỉ với hành động đó của mình, cô gái kia đã vô tình bị bị "gắn mác" là không biết ý tứ, không biết kính trên, nhường dưới.

Khi ghé thăm những người ở miệt vườn, khi ra về khách thường “bị” giữ lại bằng cách lấy các món ăn ra “chiêu dụ”, kiểu như: “Ở thêm mấy ngày nữa đi, nhằm con nước lớn, cá tôm nhiều, làm món gì ăn cũng ngon bá cháy!” hoặc “Anh (chị) chịu ở lại, ngày mai tôi chặt củ hủ dừa đổ bánh xèo cho ăn đã đời luôn!”, còn nếu như không ưa nhau mà ghé nhằm lúc bữa cơm, nhiều lúc chủ nhà không thèm “mời lơi” lấy một tiếng.

Chuyện "cơm nguội, canh lạnh" cũng phần nào thể hiện được mức độ lạnh - nóng của mối quan hệ trong gia đình hay sự lạnh nhạt hoặc nhiệt thành của gia chủ khi đến thăm nhằm lúc bữa cơm; cũng có khi, người ta sẵn sàng "bán bà con xa" để mua "láng giềng gần" chỉ vì bát canh cua nóng, mớ cải chua, dĩa xôi... được bưng qua để "ăn lấy thảo" hoặc như "cạch mặt nhau" chỉ vì "hàng xóm gì mà giỗ quải, cưới hỏi không "thèm" mời".

Là vậy đó, nên đôi lúc phải thấy vui khi bị "ép" ăn hay đừng bực bội khi bị cằn nhằn về chuyện ham chơi, ham việc rồi bỏ bữa vì đó đâu đơn giản chỉ là miếng ăn mà là miếng thương, miếng quý chứ không phải là chuyện giỡn chơi đâu…

Ðoàn Ngọc

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.