ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 22:05:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Món ngon từ chuối ép khô

Báo Cà Mau Nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời hình thành từ rất lâu, chủ yếu tập trung nhiều ở 2 xã: Trần Hợi và Khánh Hưng. Ðây cũng chính là các địa phương nổi tiếng sản xuất chuối ép khô ngon và lớn nhất tỉnh, xây dựng được sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Chuối ép khô tuy có cách chế biến khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo, công đoạn quan trọng nhất để làm món ngon này là lựa chuối ngon mang đi ép khô, phơi nắng trên vỉ để có màu vàng đẹp, tươm mật ngọt. Sức hấp dẫn của món chuối ép khô không chỉ bởi chuối dẻo, dai vừa phải, có thể ăn trực tiếp như món quà vặt, mà các bà, các chị có tay nghề khéo léo đã biến tấu thành rất nhiều món ngon khác, như chuối ép cuộn cơm dừa, chuối chiên, nướng và làm kẹo chuối...

Chuối được ép mỏng, phơi dưới ánh nắng tự nhiên có mùi thơm ngọt dịu. (Ảnh chụp tại cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).

 

Những miếng chuối thành phẩm có màu sắc đẹp mắt, dẻo, dai và đậm vị thơm của mật chuối.

 

Chuối ép khô cắt khoanh, trộn với gừng, khóm, đường... sau đó sên với lửa vừa, khi hỗn hợp sệt lại, chuyển sang màu nâu đỏ, rắc thêm 1 lớp mè và đậu sẽ có món kẹo chuối thơm, ngon, ngọt, dẻo.

 

Những miếng kẹo chuối được cắt nhỏ, đóng gói cẩn thận. Nhiều chị em ở Khánh Bình Ðông có thêm thu nhập từ làm món kẹo này phục vụ đám tiệc, trưng bày đặc sản địa phương tại các hội chợ...

Chuối ép khô còn có thể chiên hoặc nướng, khi nguội ăn giòn rụm, ngọt, béo.

 

Món chuối cuộn cơm dừa đơn giản, dễ làm. Chỉ cần trộn cơm dừa với ít muối, đường, sau đó cuộn với chuối ép là có được món ngon lạ miệng, phù hợp bữa ăn nhẹ trong gia đình hoặc chiêu đãi khách.

 

Chị Trần Kim Ðào, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trần Hợi, cho biết, các món ngon từ chuối ép khô thường được chị em chế biến vào những dịp hội thi ẩm thực, tham gia ngày hội bánh dân gian... để quảng bá sản vật địa phương, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

 

Không chỉ trứ danh với món chuối ép khô, huyện Trần Văn Thời còn nổi tiếng có món chuối chiên đường thơm ngon, giòn rụm.

 

Băng Thanh - Lê Tuấn thực hiện

 

Khám phá Bun bo hue Máy rửa bát nhập khẩu từ Đức

Tinh tuý món gỏi đồng quê

Ẩm thực không chỉ là nét văn hoá về vật chất mà còn là văn hoá về tinh thần, hình thành tự nhiên trong cuộc sống, và mỗi khi nhắc đến Cà Mau - mảnh đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị.

Mùa cà na chín rộ

Cà na thường chín rộ vào khoảng tháng 7, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch, loại cây này được trồng hoặc từ trái rụng rồi tự sinh sôi phát triển, phổ biến ở các tỉnh miền Tây. Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có hộ trồng cây cà na để làm cảnh, hoặc để con cháu quấn quýt hái trái khi có dịp trở về quê vào mùa cà na chín.

Về U Minh Hạ ăn gỏi cuốn hoa mua

Cây mua (hay còn gọi cây dã mẫu đơn) là loài cây bụi, thích nghi với đất phèn nên mọc nhiều ở rừng U Minh Hạ. Cây mua rừng có thân màu nâu, lá mọc đối xứng nhau, thân lá có lông nhám, là cây sống lâu năm nên chiều cao của chúng lên đến một vài mét. Hoa mua có 5 cánh, màu hồng tím và có phấn, thường nở thành 2-3 đoá nằm ở đầu cành. Quả mua chín có màu tím đen, vị ngọt ngon... Hoa mua chế biến được nhiều món ngon, trong đó phải kể đến món gỏi cuốn bánh tráng, với hoa mua trộn đọt choại, rất ngon.

Những món thân quen

Ở TP Cà Mau, những quán ăn lâu năm vẫn luôn là địa chỉ ẩm thực hấp dẫn đối với cả người dân địa phương và du khách, bởi hương vị các món ngon là bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ, với lượng khách quen đông đảo.

Món ăn từ hoa - Vừa đẹp, vừa ngon

Ở miền Tây sông nước có rất nhiều loài hoa dân dã được trồng trong vườn nhà, hoặc mọc ven sông, ao hồ... Không chỉ khoe sắc, tô điểm cho cảnh quan, các loài hoa này còn là nguồn thực phẩm sạch, được người dân khéo léo chế biến thành những món ăn ngon, đẹp mắt và mang hương vị đặc trưng riêng.

Bắt mắt bánh tằm khoai mì

Khoai mì được trồng nhiều trong các liếp vườn, bờ vuông ở vùng quê, ngoài món luộc truyền thống, người dân còn biến tấu món bánh tằm khoai mì, kết hợp phẩm màu từ rau củ thiên nhiên, giúp món ăn thêm bắt mắt, hấp dẫn.

Gần 40 năm giữ nghề làm tương hột

Tương hột là gia vị tạo nên hương vị đậm đà cho những món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Dù hiện nay có rất nhiều loại gia vị mới lạ trên thị trường, nhưng nhờ bí quyết tạo ra hương vị đặc trưng, nên nghề làm tương hột của lò tương Cúc Phương (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) vẫn đỏ lửa duy trì và phát triển gần 40 năm nay.

Ðặc sắc ẩm thực người Hoa

Nhắc đến ẩm thực của người Hoa, nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự đa dạng, phong phú và độc đáo của những món ăn vừa ngon, vừa tinh tế, khéo léo trong khâu chế biến, mang hương vị đặc trưng rất riêng, làm say lòng biết bao thực khách.

Nhớ hoài canh chua cá chốt lá me non

Khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống vùng đất cực Nam, cũng là lúc vạn vật như được hồi sinh sau những tháng ngày nắng như thiêu cháy, làm nứt nẻ đồng đất và khô cạn những dòng sông.

Bánh dứa - Tìm lại hương vị xưa

Bánh dứa (hay còn gọi là bánh rây), một trong những loại bánh dân gian có từ lâu đời, rất đỗi quen thuộc với người dân vùng nông thôn.