ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-9-24 13:06:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Về Cà Mau thưởng thức khô cá đù

Báo Cà Mau Cá lù đù (còn gọi là cá đù), đặc sản của ngư dân vùng ven biển Ðông - Tây Cà Mau, là món ăn rất gần gũi với bữa cơm thường nhật của người dân ven biển. Và giờ đây, khô cá đù Cà Mau đã trở thành món đặc sản nổi tiếng miền Tây Nam Bộ.

Ven biển Tây Cà Mau có rất nhiều loài cá đù như: đù sóc, đù đỏ dạ, đù kẽm, đù đen... nhưng ngon nhất là cá đù sóc. Cá có thân bầu dục, vảy nhỏ, đầu to, được ngư dân khai thác bằng công cụ lưới cước ven biển; cá tươi, đem xẻ, phơi làm khô rất ngon.

Chị Ðặng Thị Thuý, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết, làm khô cá đù phải chọn cá tươi, đánh sạch vảy, cắt đầu, lóc xương, rửa ruột, để cá ráo nước trước khi muối. Gia vị ướp cá gồm nước mắm, muối, ớt, dầu, đường... ướp độ 2 giờ cho cá thấm rồi đem lên giàn phơi. Thời gian phơi nhanh hay lâu còn tuỳ thuộc vào trời nắng, nhưng theo kinh nghiệm của chị Thuý cũng như bà con xứ biển thì canh thời gian phơi cá làm sao con cá vừa khô và còn độ dẻo mới ngon.

Sạp khô của chị Triệu Ngoan, ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuyên bán mặt hàng khô cá đù và các loại khô biển khác. Chị Ngoan chia sẻ, để bảo quản khô cá đù thơm ngon, sau khi phơi vừa nắng thì đem vào ép chân không rồi bảo quản trong tủ đông, để giữ cho cá khô mềm và trắng. Vì vậy, sạp khô của chị được nhiều du khách, đến tham quan Khu Di tích Quốc gia Hòn Ðá Bạc ghé mua. Khô cá đù hiện có giá từ 200 ngàn đồng/kg trở lên, tuỳ theo size cá lớn, nhỏ, thích hợp để làm quà tặng.

Ngư dân Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, ra khơi giăng lưới cá đù.

 

Nghề làm khô cá đù tạo công ăn việc làm cho nhiều chị em vùng ven biển.

 

 Cá đù một nắng nguyên con, món quà xứ biển Cà Mau dành cho du khách phương xa.

 

Ðặc sản khô cá đù sóc ở vùng biển Tây Cà Mau.

 

Khô cá đù xẻ có hương vị ngọt ngon, đậm đà.

 

Ðặc sản cá đù sóc một nắng.

 

Anh Thư thực hiện

 

Tinh tuý món gỏi đồng quê

Ẩm thực không chỉ là nét văn hoá về vật chất mà còn là văn hoá về tinh thần, hình thành tự nhiên trong cuộc sống, và mỗi khi nhắc đến Cà Mau - mảnh đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị.

Mùa cà na chín rộ

Cà na thường chín rộ vào khoảng tháng 7, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch, loại cây này được trồng hoặc từ trái rụng rồi tự sinh sôi phát triển, phổ biến ở các tỉnh miền Tây. Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có hộ trồng cây cà na để làm cảnh, hoặc để con cháu quấn quýt hái trái khi có dịp trở về quê vào mùa cà na chín.

Về U Minh Hạ ăn gỏi cuốn hoa mua

Cây mua (hay còn gọi cây dã mẫu đơn) là loài cây bụi, thích nghi với đất phèn nên mọc nhiều ở rừng U Minh Hạ. Cây mua rừng có thân màu nâu, lá mọc đối xứng nhau, thân lá có lông nhám, là cây sống lâu năm nên chiều cao của chúng lên đến một vài mét. Hoa mua có 5 cánh, màu hồng tím và có phấn, thường nở thành 2-3 đoá nằm ở đầu cành. Quả mua chín có màu tím đen, vị ngọt ngon... Hoa mua chế biến được nhiều món ngon, trong đó phải kể đến món gỏi cuốn bánh tráng, với hoa mua trộn đọt choại, rất ngon.

Những món thân quen

Ở TP Cà Mau, những quán ăn lâu năm vẫn luôn là địa chỉ ẩm thực hấp dẫn đối với cả người dân địa phương và du khách, bởi hương vị các món ngon là bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ, với lượng khách quen đông đảo.

Món ăn từ hoa - Vừa đẹp, vừa ngon

Ở miền Tây sông nước có rất nhiều loài hoa dân dã được trồng trong vườn nhà, hoặc mọc ven sông, ao hồ... Không chỉ khoe sắc, tô điểm cho cảnh quan, các loài hoa này còn là nguồn thực phẩm sạch, được người dân khéo léo chế biến thành những món ăn ngon, đẹp mắt và mang hương vị đặc trưng riêng.

Bắt mắt bánh tằm khoai mì

Khoai mì được trồng nhiều trong các liếp vườn, bờ vuông ở vùng quê, ngoài món luộc truyền thống, người dân còn biến tấu món bánh tằm khoai mì, kết hợp phẩm màu từ rau củ thiên nhiên, giúp món ăn thêm bắt mắt, hấp dẫn.

Gần 40 năm giữ nghề làm tương hột

Tương hột là gia vị tạo nên hương vị đậm đà cho những món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Dù hiện nay có rất nhiều loại gia vị mới lạ trên thị trường, nhưng nhờ bí quyết tạo ra hương vị đặc trưng, nên nghề làm tương hột của lò tương Cúc Phương (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) vẫn đỏ lửa duy trì và phát triển gần 40 năm nay.

Ðặc sắc ẩm thực người Hoa

Nhắc đến ẩm thực của người Hoa, nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự đa dạng, phong phú và độc đáo của những món ăn vừa ngon, vừa tinh tế, khéo léo trong khâu chế biến, mang hương vị đặc trưng rất riêng, làm say lòng biết bao thực khách.

Nhớ hoài canh chua cá chốt lá me non

Khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống vùng đất cực Nam, cũng là lúc vạn vật như được hồi sinh sau những tháng ngày nắng như thiêu cháy, làm nứt nẻ đồng đất và khô cạn những dòng sông.

Bánh dứa - Tìm lại hương vị xưa

Bánh dứa (hay còn gọi là bánh rây), một trong những loại bánh dân gian có từ lâu đời, rất đỗi quen thuộc với người dân vùng nông thôn.