ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:05:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một thời để nhớ

Báo Cà Mau (CMO) “Có biết bao con người tha phương có thể quên cả tiếng mẹ đẻ hay mang trong mình một nỗi đau đớn nào đó nơi cố hương, nhưng mỗi khi Tết đến là họ lại muốn trở về cố hương cho dù chỉ trở về bằng con đường trong những giấc mơ đầy thương nhớ và thổn thức của mình” - (Nguyễn Quang Thiều). Tôi - kẻ tha phương, Quý Mão - 2023 này là bốn mươi tư mùa nấu bánh chưng, bánh tét ở miền đất phương Nam nắng gió, đang nhớ lại những cái Tết Minh Hải - Cà Mau, một thời chưa xa.

Minh hoạ: Minh Tấn

Miền Nam giải phóng vài năm, anh em tôi từ Ninh Bình theo bố mẹ vào Minh Hải. Tết tuổi thơ những năm mới đặt chân đến quê hương thứ hai của mình là mùi hăng hăng của hoa cúc vạn thọ, mùi khét thơm của khói pháo, tiếng đì đùng pháo nổ đêm giao thừa, những buổi chụp đìa bắt cá rọng ăn Tết, trong hiu hiu gió chướng và bông so đũa nở trắng trời… Ngộ nghĩnh sao đâu, sáng sớm mùng Một Tết mở cửa bước ra sân, trong cái se lạnh sáng xuân, mấy chú chó thè lè lưỡi, lơ ngơ láo ngáo nhìn trước ngó sau chạy lông nhông dọc theo khu Ðài Phát thanh Minh Hải cũ. Là bởi giao thừa nhà nào cũng đốt pháo, các chú cún hoảng sợ bỏ chạy ra ngoài cánh đồng, nơi có cái cột ăng-ten cao ngất ngưỡng của Ðài Phát thanh. Hửng sáng mới dám lò dò, lấm lét tìm về nhà.

Sau đó ít năm là những cái Tết Cà Mau. Hồi đó, Tết đến là tôi “thu hoạch” kha khá nhờ vác máy đi chụp dạo. Máy Minolta kính ngắm gián tiếp, chụp phim đen trắng; tự tráng phim, rọi ảnh, sấy, cắt… Thay vì ép plastic như bây giờ, thì… tráng lòng trắng trứng vịt lên bề mặt thuốc rồi sấy khô để giữ ảnh được lâu (cái mùi không mấy dễ chịu). Khi thị trường có phim màu, thì anh Tiến Hải rủ dựng cảnh ngoài Trung tâm Văn hoá hướng nghiệp Thanh thiếu nhi Minh Hải (Nhà Thiếu nhi Cà Mau hiện giờ), chụp ảnh phục vụ cô bác du xuân. Cái xích đu cho khách ngồi chụp ảnh, giờ tôi vẫn đặt trước quán cà phê gia đình, để kỷ niệm những cái Tết không thể nào quên một thời Minh Hải.

Ðến lúc máy ảnh cá nhân “tràn ngập thị trường”, nghề chụp ảnh dịch vụ của những “tay ngang” như tôi đến hồi “phá sản”. Có một dạo, vợ chồng cô em vợ tôi tổ chức cho khoảng năm, sáu chục sinh viên không về quê ăn Tết, mà chủ yếu là mấy em người miền Bắc, làm dịch vụ trò chơi ở Nhà Thiếu nhi Cà Mau, vợ chồng tôi đầu quân vào tổ hậu cần, đảm bảo cho “bộ đội ta ăn no mà đánh thắng”… Vậy là, tôi đang từ một gã công chức bảnh tẻn (là do tự tưởng tượng), bỗng trở nên một gã quần sọt áo thun, dép lê loẹt quẹt, tay đùm tay xách phục vụ cơm nước cho các đồng hương suốt những ngày Tết, nơi tận cùng cực Nam Tổ quốc. Ðêm liên hoan kết thúc mùa làm Tết, vui buồn lẫn lộn. Có những đứa, đang vui, đang nói, đang cười đó, bỗng dưng ngồi lặng… Nhìn quanh, y như một hiệu ứng dây chuyền, đứa nào cũng trầm ngâm, tư lự. Rồi thì, ào một phát - “một, hai, ba, dzô tụi mày ơi!!!”. Lại chạm cốc bồm bộp (cốc dùng một lần, đựng đầy bia, tụi nó chạm cốc mạnh quá như muốn rũ bỏ những tư lự trầm ngâm đi, nên phát ra âm thanh lúc chạm cốc như thế ấy).

Thú thật là, hồi lên học cấp 3, tôi đã… không mong Tết nữa (!!!). Không mong Tết, vì mẹ tôi cứ cận Tết là bơ phờ. Nhìn dáng mẹ liêu xiêu đạp xe trong gió Tết, mẹ và bố rối bời lo cho ba anh em tôi một cái Tết đừng tủi thân với chúng bạn. Không mong Tết, vì ngó quanh mình sao còn nhiều người khó khăn nghèo thiếu quá. Tết đến làm chi để cho những người lao động nghèo phải điêu đứng, phờ phạc vì trăm mối lo toan, vạn điều xoay trở, mà cái kiếp nghèo cứ bám miết chẳng chịu buông!!! Không mong Tết, nhưng tôi vẫn luôn tôn trọng cái Tết của mọi người, luôn nghĩ rằng Tết là điều thiêng liêng lắm trong tâm thức mỗi người dân Việt.

Ðang có những ý kiến đề xuất bỏ Tết Nguyên đán đi, chỉ ăn Tết Dương lịch thôi. Lý do đưa ra xét cho cùng không ngoài mục đích hướng đến những lợi ích cộng đồng, ấy là tiện lợi cho quản trị xã hội, hội nhập kinh tế, đi vào thời kỳ phát triển hiện đại. Ý kiến ấy là vì cái chung, đáng để trân trọng. Nhưng mà riêng tôi, vẫn cho rằng Tết đang là tài sản tinh thần của tất cả mọi người, là thời điểm bừng lên những tâm thức văn hoá, dịp mà những sắc màu bùng nổ khắp các không gian sống; là dịp thanh toán những nợ nần năm cũ để thanh thản bước sang năm mới trong một tâm thế thật là thảnh thơi, thư thái. Trong một cái nhìn mang hàm ý tích cực, Tết còn là dịp để mọi người bày tỏ lễ nghĩa, sự hàm ơn đối với những người đã giúp đỡ mình, để tạo tiền đề cho vạn sự hanh thông, mọi điều tốt đẹp trong suốt cả năm mới; đó cũng là truyền thống tốt đẹp của người Việt, là lễ nghĩa sâu nặng Á Ðông.

Cho dù khi xưa gọi là ăn Tết, còn nay, có người gọi là chơi Tết, thưởng Tết, vui Tết; thậm chí “trốn Tết” nữa, thì Tết vẫn đang được bao người đón chờ. Mà dẫu không đợi, không chờ, thì Tết vẫn cứ tới như lẽ tự nhiên của đất trời vậy. Tết ở Ninh Bình quê tôi, Tết ở Thừa Thiên - Huế, quê hương của anh chị thông gia tôi, Tết ở Bạc Liêu - Cà Mau quê hương thứ hai và là quê vợ tôi, là nơi mà tôi đang sống; Tết của những người Việt, trong đó có người thân và bạn bè tôi nơi đất khách quê người, dù có khác nhau như thế nào đi nữa, nếu ta giữ đúng tục lệ ông bà xưa để lại, thì Tết ở đâu cũng ý nghĩa như nhau, cũng là dịp đoàn tụ gia đình, tưởng niệm, cúng vái tổ tiên, ông bà đã khuất; khơi dậy trong ta tình cảm dân tộc, dòng tộc thiêng liêng đặng mà vun đắp cho tình cảm gia đình và mối cố kết cộng đồng ngày thêm bền chặt.

"Ồ mà, giao thừa - cái ước lệ đứt đoạn chia thời gian dài vô tận thành từng chặng nhỏ" (câu của Nhà văn Ma Văn Kháng) đã gần lắm rồi kìa./.

 

Y Lan

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.