ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 21:28:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Báo Cà Mau Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.

Tham dự buổi lễ có bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên quốc gia Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF); ông Đỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản và Chăn nuôi Thú y tỉnh; ông Nguyễn Thành Huy, Chủ tịch Hội Thuỷ sản tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo huyện, lãnh đạo 2 xã và người dân tham gia dự án.

Đại diện Chi cục Thuỷ sản và Chăn nuôi Thú y tỉnh, Hội Thuỷ sản tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trạm Kiểm Ngư Khánh Hội và lãnh đạo 2 xã Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc cùng ký cam kết thực hiện dự án.

Dự án được thực hiện từ tháng 11/2024 đến tháng 9/2026 với tổng kinh phí hơn 3,2 tỷ đồng. Trong đó, GEF SGP tài trợ trên 1,14 tỷ đồng; Chi cục Thuỷ sản và Chăn nuôi Thú y tỉnh Cà Mau đóng góp trên 1,63 tỷ đồng; còn lại là Hội Thuỷ sản Cà Mau.

Dự án đặt mục tiêu tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi thuỷ sản, từ đó góp phần thực hiện các chính sách phát triển kinh tế biển gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên mà Chính phủ và tỉnh Cà Mau đang theo đuổi.

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên quốc gia Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quỹ Môi trường toàn cầu, đánh giá cao các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Những năm gần đây, Cà Mau đã triển khai các tổ đồng quản lý bảo vệ biển thả rạn với sự tham gia của ngư dân tại Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc. Tuy nhiên, mô hình hiện tại còn gặp nhiều hạn chế về tổ chức, tài chính và hiệu quả hoạt động. Dự án lần này được kỳ vọng sẽ nâng tầm mô hình hiện có, phát triển theo hướng hiệu quả, minh bạch và bền vững hơn.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Huyền, những mô hình như tại Cà Mau không chỉ mang lại hiệu quả tại chỗ mà còn đóng vai trò là điểm sáng để nhân rộng ra các địa phương khác trong mạng lưới dự án của GEF SGP tại Việt Nam.

Ông Quách Văn Chứ, Phó trạm trưởng Trạm Kiểm ngư Khánh Hội, chia sẻ các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thời gian qua.

Người dân chia sẻ đồng thuận khi Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc” được triển khai.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Văn Thơ, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, cho biết: “Đây là một dự án có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với định hướng phát triển bền vững của địa phương, nhất là trong bối cảnh nguồn lợi thuỷ sản ven biển đang suy giảm nghiêm trọng”.

Chính quyền hai xã cam kết phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án, các cơ quan chuyên môn, nhà tài trợ và các tổ chức xã hội trong suốt quá trình triển khai. Đặc biệt sẽ hỗ trợ thành lập và công nhận các tổ đồng quản lý, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi khai thác thuỷ sản trái phép.

Nhiều ngư dân tham dự buổi lễ cũng bày tỏ sự đồng thuận, kỳ vọng dự án sẽ giúp bảo vệ nguồn lợi biển, tài sản quý giá gắn liền với sinh kế của họ. Các ý kiến nhấn mạnh nhu cầu xử lý nghiêm các hành vi khai thác huỷ diệt và thúc đẩy sự tự chủ trong quản lý tài nguyên.

Đông đảo người dân tham gia lễ khởi động dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”

Chương trình tài trợ các dự án nhỏ (SGP) do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ và được UNDP triển khai từ năm 1992 tại 125 quốc gia. Tại Việt Nam, chương trình đã hỗ trợ hơn 190 dự án tại 43 tỉnh, thành phố kể từ năm 1999, trong đó có nhiều mô hình đồng quản lý tài nguyên đạt hiệu quả cao ở cấp cơ sở.

Với sự đồng hành từ GEF SGP và sự chủ động từ địa phương, dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời được kỳ vọng sẽ trở thành hình mẫu nhân rộng, góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường, ổn định sinh kế và phát triển bền vững cho cộng đồng ven biển tỉnh Cà Mau.

Hồng Phượng

kepler land duankeplerland.com mua ngay TT Avio cùng ưu đãi cực khủng at saigon riverside Thuận An Diamond sky vạn phúc city

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.