ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 1-5-25 11:24:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nan giải bài toán định canh - định cư - Bài 2: Khi người nghèo không sợ… nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, Nhà nước có nhiều chính sách giảm nghèo, cùng sự nỗ lực giúp đỡ của chính quyền các cấp đã thực sự giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, thậm chí nhiều hộ có đời sống khấm khá. Song, vẫn tồn tại một nghịch lý là nhiều người vẫn thích... nghèo, trông đợi được... nghèo để nhận sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước và các nhà hảo tâm.

> Bài 1: Cung chưa đủ cầu

Nhờ vào các nguồn vốn hỗ trợ, hộ dân tộc thiểu số ở ấp Khánh Tư, xã Ðông Thới, huyện Cái Nước chọn mô hình phù hợp để phát triển kinh tế gia đình.

Huyện U Minh có 5 khu tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Toàn huyện có 1.470 hộ, có 304 hộ nghèo theo tiêu chí mới (tiêu chí cũ 140 hộ); 72 hộ cận nghèo (tiêu chí cũ 65 hộ), đây là trăn trở của huyện trong công tác giảm nghèo.

Nghèo... nhưng không muốn thoát nghèo

Khu tái định cư thuộc Khóm 3, thị trấn U Minh được đưa vào sử dụng từ năm 2015, có 9 hộ dân đăng ký vào ở. Qua tìm hiểu, hiện nay chỉ còn 6 hộ sinh sống, 3 hộ đã bỏ đi làm ăn xa.

Khu tái định cư này được phân lô và cất theo kiểu nhà liền kề, dù mới được hỗ trợ xây cất nhưng hầu hết các ngôi nhà đều xuống cấp, cửa kính đổ bể, xung quanh cỏ sậy um tùm.

9 giờ sáng, không gian ở khu tái định cư có phần yên ắng vì đa phần các hộ gia đình đã đi làm từ sớm. Ngó tới ngó lui có một ngôi nhà cửa mở hờ, bên trong có tiếng trẻ con. Khi chúng tôi đến gần, nghe tiếng người lạ, chị chủ nhà bước ra mở cửa. Bên trong căn nhà, những đứa trẻ nheo nhóc đang chơi đùa dưới nền đất ẩm thấp. Phía trên giường, 2 người phụ nữ đang ngồi nhậu, bình rượu còn dang dở.

Chủ nhà là chị Ðoàn Thị Mai Ðông, 3 đứa nhỏ nheo nhóc là con chị. Gia đình chị trước đây ở đậu trên đất người quen thuộc xã Khánh Lâm, về sau được hỗ trợ nhà, đất sản xuất nên về đây sinh sống. Hàng ngày chồng chị đi ghe (câu mực theo con nước 20 ngày mới vào bờ - PV), chị ở nhà trông 3 con nhỏ, còn 2 con trai lớn gửi về quê cho nội chăm sóc phụ.

Khu tái định canh, định cư Khóm 3 hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho mỗi hộ là 3.000 m2. Với diện tích này có thể nuôi tôm hoặc canh tác khác, nhưng gia đình chị Ðông lại bỏ hoang. Tìm hiểu lý do thì chị Ðông bảo: “Nuôi không được”. Hỏi tại sao nuôi không được, có nhờ chính quyền địa phương can thiệp, giúp đỡ hay không, chị bảo: "Không biết".

5 đứa con của chị, đứa lớn 12 tuổi, nhỏ nhất 2 tuổi nhưng không đứa nào được đến trường. Hỏi ra mới biết, do lạc mất giấy tờ nên chị không làm được khai sinh. Một lý do hết sức vô lý, vì hiện tại bản thân chị có thể đi khai báo mất giấy tờ để xin được cấp lại, nhưng tuyệt nhiên chị Ðông không có nhu cầu đó.

Khi cán bộ địa phương hỏi han thì chị một mực than khổ, than nghèo. Vấn đề này chính bản thân cán bộ địa phương cũng lắc đầu ngao ngán. Nghèo không sợ nhưng chỉ sợ những người “thích” được nghèo, dù bản thân còn sức nhưng lại ngại lao động, thích hưởng thụ và trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trước thực tế một bộ phận người dân vẫn còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước dành cho hộ nghèo, giải pháp lâu dài luôn được nhiều người nhắc đến chính là trao cần câu thay vì cho con cá. Hỗ trợ giảm nghèo là điều kiện cần phải đi kèm với việc tăng cường vai trò chủ động thoát nghèo của chính người nghèo, khi đó, công tác giảm nghèo mới thật sự bền vững.

Hơn 20 năm nghèo vẫn hoàn nghèo

Khu tái định cư Tràm Xoáy, Khóm 4, thị trấn U Minh có 8 hộ gia đình sinh sống. Khu này được hình thành từ khi cơn bão số 5 (năm 1997) đi qua, nhiều hộ gia đình sập nhà, không còn nơi nương tựa nên chuyển về đây xin được cấp đất, cất nhà sinh sống. Gia đình ông Lâm Khol (74 tuổi) là một trong những trường hợp đó.

Cán bộ thị trấn U Minh đến tìm hiểu đời sống của gia đình ông Lâm Khol đang sinh sống tại khu tái định cư Tràm Xoáy.

Gia đình ông Lâm Khol có 5 người con, lớn lên lập gia đình rồi ra riêng trên phần đất được Nhà nước cấp. Dần dà, 8 hộ sinh sống đều là con, cháu ruột của ông Khol. Qua nhiều thế hệ nhưng con cháu ông Khol vẫn nghèo vì ở đây chỉ cấp đất ở, không cấp đất sản xuất nên dù có lực lượng lao động nhưng hạn chế về con chữ nên con cháu ông Khol nối tiếp nhau đi làm thuê kiếm sống.

Chị Võ Thị Kim Chi (dâu ông Lâm Khol) bộc bạch: “Trước đây tôi cũng đi làm thuê, giúp việc cho các quán ăn, nhưng giờ nghỉ rồi vì bận giữ 2 đứa cháu ngoại cho vợ chồng con gái đi Bình Dương tìm việc làm. Tụi nó công việc bấp bênh nên tiền gửi về không đủ lo cho các cháu, tôi ở nhà không có thu nhập nên cuộc sống rất vất vả”.

Chỉ vỏn vẹn được nền nhà chiều ngang 5 m, dài 30 m, cất xong căn nhà thì phía sau dư được vài mét đất, có muốn chăn nuôi hay phát triển mô hình kinh tế cũng không thể. Mong mỏi của chị Chi là có vốn để phát triển chăn nuôi hay buôn bán nhỏ để có đồng ra đồng vào.

Ông Nguyễn Chí Linh, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng Khóm 4, thị trấn U Minh, cho biết: “Tôi có trao đổi với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện xem xét hỗ trợ các hộ có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất như hộ chị Chi, nhưng không được chấp thuận, vì các hộ này không có tư liệu sản xuất, không có mô hình cụ thể nên ngân hàng không có cơ sở ký duyệt cho vay”.

Từ thực tế phản ánh, thiết nghĩ ngành chức năng cần có những chuyến khảo sát thực tế để xem xét tình hình và có cách hỗ trợ hợp lý cho từng nhóm đối tượng, hộ gia đình, đúng đối tượng để công tác giảm nghèo thật sự bền vững hơn, để vùng tái định cư trở thành “miền đất hứa” cho người dân mong muốn được vào sinh sống và gắn bó lâu dài./.

Tuyết Mỉnh - Kim Cương

BÀI CUỐI: TRỜI KHÔNG SINH VOI, SINH CỎ

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.