ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 13:37:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nan giải bài toán nước sạch

Báo Cà Mau (CMO) Với đặc thù 3 mặt giáp biển, Cà Mau không tiếp cận được nguồn nước mặt từ hệ thống sông Mê Kông, từ đó dẫn đến hiện tượng chủ yếu sử dụng nước ngầm 100% cho sinh hoạt. Tính đến hiện tại có 77,05% sử dụng giếng nước riêng lẻ hộ gia đình, 17,47% sử dụng nước cấp tập trung. Cần lắm giải pháp dẫn nước mặt từ hệ thống sông Mê Kông để cấp nước sinh hoạt cho bán đảo Cà Mau nhằm thay thế nguồn nước ngầm. Song song đó, việc bố trí hỗ trợ nguồn vốn để xây dựng hệ thống cấp nước tập trung, đạt chất lượng nước sạch ổn định và bền vững để thực hiện tiêu chí 17.1 trong xây dựng nông thôn mới cũng là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra.

Bài 1: Khát nước mùa hạn

Cà Mau vào mùa khô hạn là lúc phải đối mặt với tình trạng thiếu nước. Những vùng nông thôn của huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình... người dân đã và phải tập “quen” với chuyện “khát nước”.

Ðường ống nước không tới…

Ðến với khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, một phần xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời và một phần xã Khánh An, huyện U Minh) sẽ bắt gặp khá nhiều hộ đến thời điểm này vẫn chưa tiếp cận được nguồn nước sạch. Họ phải từng ngày đối mặt với nỗi trăn trở thiếu nước sinh hoạt, nhất là mùa nắng hạn lại càng nan giải hơn.

Sử dụng nước "chia hơi" là nỗi ám ảnh của người dân ở Ấp Dồ dơi, xã Trần Hợi

Ông Nguyễn Hoàng Phong, quản lý trạm cấp nước, cho biết: “Nơi đây có 530 hộ đang sử dụng nước hợp vệ sinh của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Cà Mau (nước đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) và hàng trăm hộ không có nước để sử dụng. Ðặc điểm chung là khoan giếng không được, có hộ khoan 7 lần vẫn không đạt yêu cầu”.

Theo ông Trần Anh Phương, Phó trưởng phòng Cấp nước và Kế hoạch kỹ thuật, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh, lúc đầu thiết kế trạm nước này lên tới 450 m3/ngày đêm, phục vụ khoảng 300 hộ; nhưng do nhu cầu sử dụng cao nên đường ống thiết kế chưa đến những hộ dân lân cận. Trạm cấp nước nơi đây được bơm từ nguồn nước ngầm với hình thức khoan sâu nhưng trữ lượng nước không nhiều. “Ðến nay tỷ lệ hộ dân ở nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước tập trung trong toàn tỉnh chỉ đạt 17,47% (theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới phải đạt 40%)”, ông Phương trăn trở.

Mỗi buổi sáng hoặc trong giờ cao điểm đều xuất hiện tình trạng nước chảy yếu, đặc biệt là khu vực cuối đường ống. Theo ông Nguyễn Hoàng Phong, tuyến đường ống nước không dẫn đến được hộ dân khoảng 5 cây số (khoảng 200 hộ). Một số hộ đầu tư công sức, tiền của để khoan giếng nước ngầm nhưng vị nước hơi mặn, không đảm bảo vệ sinh nhưng buộc phải sử dụng.

Bà Huỳnh Thị Hơn (80 tuổi), ấp Minh Hà B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, cho biết, xưa tới giờ chỉ đi đổi nước để sử dụng vào mùa khô. Gia đình đã khoan giếng 7 lần không thành công, bấm bụng khoan thêm lần thứ 8 thì chất lượng nước không thể tệ hơn. Ở đây bà con không cần "cứu đói" mà chỉ cần "cứu khát”.

Khảo sát thêm một số hộ khác sẽ phát hiện tình trạng sử dụng nước “chia hơi”. Nghĩa là nước sạch được truyền từ nhà phía bên kia sông qua những hộ dân đối diện, sau đó được nối bằng ống nước nhỏ (ống 21), vậy là phục vụ được gần cả chục hộ sinh hoạt; nhà này nối với nhà kia để sử dụng nước. “Do điều kiện nước đi xa quá nên giảm áp, đặc biệt giờ cao điểm thì nước chảy rất yếu”, ông Phong trần tình.

Bà Trần Thị Út, xã Khánh Bình Đông luôn ước ao có đường ống tới nhà, không phải sử dụng nước "chia hơi" nữa.

Song song đó, một số hộ dân khu vực còn vất vả hơn khi phải sử dụng nước vuông tôm (tức là nước mặn) lên để rửa chén, sinh hoạt… Tiếp đến, họ mới xả lại nước ngọt tiết kiệm từ nước vo gạo. Xót xa nhất là trẻ em tại khu vực này hầu như phải tắm nước sông, nước vuông, rồi mới chắt chiu từng giọt nước ngọt để tắm lại.

Ông Từ Thanh Tùng, Trưởng ấp Minh Hà B, xã Khánh Bình Ðông, chia sẻ: “Riêng ấp hiện có 160 hộ nhưng đã có 59 hộ thiếu nước. Dân ở đây trữ nước mưa và mua nước bình để sử dụng. Trước đây có nhiều nhà nghiên cứu địa chất đến đây để lấy mẫu nước nhưng đến giờ vẫn biệt tăm. Mong muốn lớn nhất của tôi cũng như những hộ dân khác là có nguồn nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất”.

Nguồn nước sạch khan hiếm tại ấp Minh Hà B, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.

… Nhiều trạm nước xuống cấp

Tỉnh Cà Mau có 247 công trình nước sạch tập trung, có công suất 18.000 m3/ngày đêm. Thế nhưng, tình trạng thiếu nước sinh hoạt còn diễn ra thời gian rất lâu ở nhiều địa phương. Tiêu biểu như ở xã Khánh Thuận, huyện U Minh.

Anh Ðỗ Thanh Tùng, phụ trách nước sạch, UBND xã Khánh Thuận, cho biết: “Hiện nay địa phương đang quản lý 3 trạm bơm lớn (do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Cà Mau đầu tư xây dựng) và 4 trạm bơm nhỏ có trang bị hệ thống lọc, cung cấp khoảng 600 lít nước mỗi ngày/trạm”.

Ở các Ấp 12, 16, 17, 19, 20, 21 khoan cây nước không được. Nguồn nước bị nhiễm mặn dẫn đến việc bà con nơi đây phải trữ nước mưa trong lu, khạp để sử dụng hàng ngày; có khoảng 800 hộ dân thiếu nước. Thời gian qua, nhờ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm hỗ trợ, địa phương đã xây dựng được các trạm lọc nước cho bà con, tuy nhiên hiện nhiều trạm nước bị hư hỏng. Do kinh phí sửa chữa, bảo trì lớn, trong khi địa phương không có nguồn nên một số trạm nước không hoạt động, người dân phải đi các trạm lân cận để chở nước về sử dụng.

Bà con xã Khánh Thuận đến các trạm nước chở nước về nhà để sinh hoạt.

Ông Phạm Quốc Thiện, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, trăn trở: “Vấn đề thiếu nước tồn tại hàng chục năm rồi, không biết đến khi nào mới cải thiện được. Ðể đầu tư hệ thống nước kéo đến từng nhà thì cần nguồn kinh phí và đầu tư công trình lớn, công suất mạnh mới đẩy nước đi xa được. Thêm nữa, địa hình sông ngòi chằng chịt, người dân sống không tập trung làm ảnh hưởng đến việc đầu tư, xây dựng các công trình cấp nước”.

Vào mùa hạn, mỗi ngày đều xuất hiện cảnh người dân gồng gánh kéo nhau mang xô, bình, khạp, phuy, bồn… để lấy nước ở các trạm. Sau đó, họ phải chở nước về nhà bằng đường sông, đường bộ, vất vả bội phần. Có những trạm “đông ken”, họ phải chờ đợi để lấy nước hàng tiếng đồng hồ. Cách vài cây số mới có một trạm nước nên vào những ngày thời tiết nắng như đổ lửa thì hành trình tìm đến nước sạch lại càng vất vả. “Hàng tháng thì đổ đá mịn, thay hệ thống lọc thì nước mới đảm bảo chất lượng”, ông Huỳnh Văn Thương (người giữ và điều hành trạm nước), Ấp 17, xã Khánh Thuận, phân trần.

Một số hộ đồng bào dân tộc Khmer ở xã Khánh Thuận phải đầu tư lu, khạp để trữ nước trong mùa khô.

Cùng anh Tùng đi khảo sát thêm một số trạm nước, một số nơi trạm nước không còn hoạt động, giờ đã “cửa đóng then cài”. Chỉ tay vào trạm nước trước nhà, chị Lê Hồng Lê, xã Khánh Thuận, lắc đầu ngao ngán: “Hư mấy năm nay rồi có ai đến sửa đâu. Gia đình tôi sửa tạm để sử dụng". Anh Tùng tiếp lời: “Khi được đầu tư, hết thời hạn bảo hành thì trạm nước bắt đầu hư nhiều thứ lắm, giờ chỉ chờ đợi và khắc phục từ từ thôi, chứ biết làm sao”.

Trong 247 công trình cấp nước tập trung trên toàn tỉnh có 32 công trình hoạt động thiếu bền vững và 60 công trình không còn hoạt động. Ông Lê Công Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh, cho biết: “Các công trình cấp nước tập trung hoạt động kém hiệu quả và ngừng hoạt động chủ yếu là các công trình có quy mô công suất nhỏ, được đầu tư nhiều năm trước, những công trình này chủ yếu do UBND cấp xã và cộng đồng quản lý. Ðây là các khu vực dân cư không tập trung, có điều kiện khó khăn về kinh tế - xã hội, nhận thức của người dân về nước sạch còn hạn chế, tiền nước thu được không đủ để bù đắp chi phí quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng công trình, dẫn đến công trình hoạt động kém hiệu quả, xuống cấp, hư hỏng, ngừng hoạt động tăng lên theo thời gian”. Ðây thật sự là bài toán khó cho ngành cấp nước tỉnh nhà trong mùa nắng hạn để đảm bảo đủ nước sạch cho người dân sử dụng.


Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2022 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch. Theo đó, trước mắt Sở NN&PTNT sẽ tham mưu UBND tỉnh rà soát hiện trạng tất cả công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh, phân loại công trình để lập phương án xử lý, đảm bảo tính khoa học, làm cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trước mắt và lâu dài cho lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn.


 

Lam Khánh - Nhật Minh

Bài 2: HÀNH TRÌNH TÌM NƯỚC SẠCH

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.