ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-7-25 14:34:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng giá trị sản phẩm thông qua chế biến sâu

Báo Cà Mau

Với điều kiện sinh thái đặc thù đã tạo ra lợi thế cho Bạc Liêu có nhiều sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp, nhất là con tôm và con cá. Song, có một thực tế phải thừa nhận rằng, phần lớn các sản phẩm này đều được bán với nguyên liệu thô, không qua chế biến sâu nên chưa mang lại giá trị gia tăng để giúp doanh nghiệp và nông dân làm giàu.

Sản phẩm OCOP tôm chao của HTX Vĩnh Thành (huyện Hòa Bình) được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: K.T

Thực tiễn cùng bài học kinh nghiệm từ nhiều địa phương cho thấy, các sản phẩm nông nghiệp nếu được đầu tư và nâng chất thông qua chế biến sâu sẽ mang lại nhiều giá trị, thậm chí đem lại lợi nhuận tăng thêm từ 3 - 4 lần so với bán nguyên liệu thô. Như mặt hàng con ruốc khô của Bạc Liêu, khi xuất đi TP. Hồ Chí Minh hay các tỉnh miền Trung chỉ có giá khoảng 15.000 đồng/kg, nhưng sau khi qua doanh nghiệp chế biến ngoài tỉnh thành thức ăn nhanh và đóng hộp (như ruốc sấy giòn) thì 1kg ruốc khô đã vượt mức 150.000 đồng. Điều này cho thấy, việc khai thác giá trị từ các sản phẩm nông nghiệp thông qua chế biến sâu, không chỉ góp phần giúp nông dân, doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận, mà còn khai thác, phát huy tốt giá trị và chủ động tránh sử dụng lãng phí nguồn nguyên liệu. Mặt khác, việc khai thác tốt bài toán giá trị này cũng là một trong những giải pháp hướng người sản xuất, nhất là nông dân vào sản xuất hàng hóa chất lượng thay vì chạy theo số lượng để bán được nhiều nguyên liệu theo kiểu phát triển chiều rộng và “ăn theo” diện tích.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu và cạnh tranh thương mại ngày càng khắt khe thì việc tập trung nâng cao giá trị sản phẩm chính là giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là tỉnh với nền kinh tế thuần nông như Bạc Liêu. Muốn vậy, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, chế biến phải được tiên phong, nhằm không ngừng nâng chất, khẳng định thương hiệu, giá trị của các sản phẩm thế mạnh địa phương.

KIM TRUNG

Mùa bắp ngọt trên đất Phước Long

Từ trung tâm tỉnh Cà Mau, men theo tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, qua cầu Hoà Bình, thuộc ấp Mỹ I, xã Phước Long là đến xứ sở của bắp. Những ngày này, trên vùng đất ngọt hóa ấy, bắp đang vào vụ rộ. Những cánh đồng trải dài ngút mắt, xanh non đang “phất cờ” ngậm sữa, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch trĩu quả.

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau lần đầu có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Nhìn vào thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn chỉ rõ, việc thi công các công trình trọng điểm còn khá ì ạch, chậm chạp và khả năng cuối năm tỷ lệ giải ngân của các đơn vị sẽ không đạt yêu cầu, bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn, sẽ làm chậm và mất thời cơ để tỉnh tăng tốc, phát triển, làm lỡ nhịp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết đối với những công trình là niềm mong mỏi của Nhân dân, nhất là công trình y tế.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.