ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 15-11-24 13:50:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng tầm nông sản Việt

Báo Cà Mau (CMO) Ngắm nhìn hàng chục ngàn cây mít xấp xỉ 3 năm tuổi đang cho những trái đầu tiên và những mẻ mít sấy giòn ngọt ngào ra lò, lòng ông Bảy Bình (Cao Thanh Bình, Giám đốc Công ty TNHH Ðại Ðô, ấp Kinh Dớn, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) khấp khởi.

Chỉ tay về vườn mít xanh mắt, ông Bình cho biết: “Hướng tới tạo ra vùng nguyên liệu mít tại chỗ để sản xuất mặt hàng mít sấy giòn, cách đây 3 năm tôi thuê 2 mảnh đất, với diện tích 14 ha, trồng 10.000 gốc mít Thái lá bàng. Công trình này ngốn vốn đầu tư lên tới bạc tỷ, từ tiền cải tạo đất, mua cây giống, thuê đất. Ðất ở đây thích hợp với loại cây trồng này, số lượng cây sống tốt đạt 80% và đã bắt đầu cho trái”. Và thế là, lòng tin về nâng cao giá trị nông sản Việt, về sự phát triển của doanh nghiệp trong ông chủ tuổi đời ngoài 50 này càng thêm vững chãi.

Ðất lành chim đậu

Bắt đầu là công nhân phụ trách kỹ thuật cho công ty sản xuất chuối sấy giòn ở TP Hồ Chí Minh, bao năm đổ mồ hôi, công sức, tích luỹ được kinh nghiệm, kỹ thuật, chàng trai trẻ Bảy Bình hợp tác làm ăn với một người bạn. Rồi chục năm sau đó mạnh dạn khởi nghiệp riêng khi trong tay có cả những điều kiện cần và đủ. Nghề sản xuất chuối sấy tình cờ giúp ông Bảy Bình biết và đặt chân đến vùng đất U Minh Hạ. Trong đó, huyện Trần Văn Thời, một trong những vựa chuối lớn nhất tỉnh Cà Mau, ông đã nhiều lần đến.

Không khí trong lành, thoáng mát, bình yên, tình cảm con người nơi đây chan hoà, cùng với đó là nguy cơ sống còn để giữ và phát triển nghề. 3 năm trước, ông Bảy Bình quyết định từ bỏ tất cả những gì có được nơi mảnh đất phồn hoa để về nơi được mệnh danh là xứ nghèo này lập nghiệp.

“Thật ra, nếu nói đó là quyết định táo bạo cũng đúng. Vì chọn về đây, hầu như mình làm lại từ đầu tất cả, từ việc xây dựng trụ sở công ty, máy móc để sản xuất. Nhưng đó là điều phải làm trong tình trạng giải quyết bài toán cạnh tranh với các công ty sản xuất cùng ngành, hơn nữa, tôi rất thích cuộc sống không ồn ào chốn đồng quê. Ðồng thời, sự hỗ trợ từ việc miễn thuế 4 năm đầu về vùng đất khó cho các công ty của Nhà nước cũng là động lực để tôi quyết định về xứ này”, ông Bảy Bình chia sẻ.

Và tên gọi Ðại Ðô dần trở nên quen thuộc với những con người nơi vùng đất xa xôi này. “Nhiều người cũng hay thắc mắc về tên của công ty, vì chẳng thấy liên quan đến tôi hay tên gọi người thân trong gia đình. Thật ra, đó là tên ông chủ cho tôi mướn đất để canh tác. Ðể nhớ ơn họ đã tạo điều kiện thuận lợi cho mình lập nghiệp nơi vùng đất này, tôi đã chọn tên ấy. Mà cũng lạ, tên Ðại Ðô mang lại nhiều thuận lợi, may mắn cho công ty lắm”, ông Bảy Bình trải lòng.

Vậy là, từ khi đặt chân ở vùng đất này đến nay, công ty của ông Bảy Bình góp phần tiêu thụ chuối nguyên liệu cho bà con nông dân trong và ngoài huyện, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 20 công nhân, với mức lương mỗi tháng từ 4,5-6 triệu đồng/người.

“Bình quân mỗi ngày công ty thu mua hơn 10 tấn chuối nguyên liệu từ các vựa chuối trong huyện. Cứ 10 ngày, công ty xuất 1 chuyến hàng, với sản lượng 12 tấn chuối thành phẩm. Mọi năm, sản lượng tiêu thụ chuối sấy của công ty khoảng 400 tấn. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sản lượng tiêu thụ giảm hơn, đạt 300 tấn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu qua đường tiểu ngạch các nước Trung Quốc và Hàn Quốc. Dịp Tết này, công ty nhận các đơn hàng với số lượng 70-80 tấn”, ông Bảy Bình cho biết.

Công ty Ðại Ðô sản xuất chuối sấy tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Khát khao nâng tầm sản phẩm

Qua nhiều năm gắn bó với nghề chế biến nông sản, ông Bảy Bình nhận thấy nếu chỉ sản xuất một hoặc vài mặt hàng ít ỏi thì doanh nghiệp khó phát triển, đứng vững trên thị trường cũng như xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Thấy đất đai vùng U Minh Hạ dễ canh tác các loại cây ăn trái, nhất là cây mít, mặt hàng mít sấy cũng được ưa chuộng nên ông Bảy Bình lên kế hoạch bước chân vào thị trường này.

“Giống mít Thái lá bàng cho năng suất rất cao. Cây trồng được 4-5 năm có thể cho trái 200 kg/cây/năm. Ðịnh hướng của công ty, trước tiên là tạo nguyên liệu tại chỗ, phục vụ sản xuất mít sấy. Sau đó, khi nông dân thấy được hiệu quả, kêu gọi họ mạnh dạn đầu tư trồng thì công ty sẽ tiến hành bao tiêu đầu ra, để 2 bên cùng có lợi”, ông Bảy Bình chia sẻ.

“Thời gian qua, công ty chủ yếu nhận gia công cho khách hàng, chưa có thương hiệu. Hướng tới, công ty tạo thương hiệu riêng, nâng sao cho sản phẩm theo chương trình OCOP để có thể đứng vững trên thị trường. Quyết tâm trong năm mới sẽ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường nước ngoài các sản phẩm của công ty”, ông Bảy Bình hy vọng.

Con đường phía trước còn dài. Giấc mơ nâng tầm nông sản Việt vẫn còn những nấc thang phải chinh phục, nhưng ông Bảy Bình vẫn tin rằng: “Khó khăn nhất là tìm đầu ra cho sản phẩm đã giải quyết được, thì những khó khăn khác cứ đi, từng bước rồi cũng sẽ qua”.

Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc Bùi Chí Ngạn cho biết: “Công ty TNHH Ðại Ðô của ông Bảy Bình góp phần tạo việc làm cho một số lao động tại địa phương. Bản thân ông Bình thực hiện tốt các quy định, phong trào địa phương đề ra, tích cực đóng góp cho công tác an sinh xã hội ở địa phương”.

 

Ngọc Minh

 

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.

Sản lượng và lợi nhuận của người nuôi tôm phải song hành

Đó là chủ đề chính được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo tham vấn về giải pháp nuôi tôm hiệu quả, vừa được Cục Thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức sáng 31/10.

Thêm thu nhập từ soi ốc bươu vàng

Trên các cánh đồng bồn bồn của bà con huyện U Minh, ốc bươu vàng sinh sản nhanh. Soi ốc bươu vàng ban đêm thời gian gần đây đã tạo thêm thu nhập cho bà con, đồng thời góp phần giảm lượng ốc, bảo vệ cây trồng.