ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 27-3-25 03:48:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nên học tập cách đào tạo, tư vấn nghề của Nhật Bản

Báo Cà Mau Thực hiện chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản, Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam tổ chức đoàn 15 đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia nhóm đào tạo nghề trong khuôn khổ “Chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ” năm 2014 từ ngày 1-18/12/2014 tại Nhật Bản, do Tổ chức JICA tài trợ.

Thực hiện chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản, Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam tổ chức đoàn 15 đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia nhóm đào tạo nghề trong khuôn khổ “Chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ” năm 2014 từ ngày 1-18/12/2014 tại Nhật Bản, do Tổ chức JICA tài trợ.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Chí Công cho biết, mục đích chương trình là thúc đẩy, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ của các quốc gia đang phát triển gánh vác việc xây dựng đất nước trong tương lai, thông qua việc thực hiện đào tạo nền tảng để họ có kinh nghiệm và hiểu rõ kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn. Ðoàn đã tìm hiểu khái quát về đào tạo nghề và thực trạng hiện nay của hệ thống giáo dục tại Nhật; tìm hiểu kinh nghiệm, bối cảnh xã hội của Nhật Bản trong lĩnh vực tương ứng, thông qua các chuyến tham quan các địa điểm đào tạo và trao đổi ý kiến với các bên liên quan.

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tham quan thực tế tại các địa điểm đào tạo nghề tại Nhật Bản.

- Xin anh thông tin về những điều “mắt thấy tai nghe” có liên quan đến công tác thanh niên sau chuyến đi Nhật Bản vừa qua?

Anh Nguyễn Chí Công: Cách thức đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Nhật rất hay. Chẳng hạn, việc phân luồng đào tạo nghề ngay từ trên ghế nhà trường. Họ phân luồng học sinh và định hướng học nghề, cao đẳng nghề ngay sau bậc trung học. Rất nhiều trường tại đây thực hiện lồng ghép vừa đào tạo văn hoá, vừa đào tạo nghề.

Sau 3 năm học THPT, ra trường, học sinh đồng thời hoàn thành chương trình cao đẳng nghề, sẵn sàng đi làm. Trong suốt thời gian học, họ được thực hành rất nhiều, điều kiện cơ sở vật chất rất đầy đủ. Ðối với học sinh muốn theo học đại học, có thể tiếp tục với nghề sẵn có và thẳng tiến phát triển.

Bên cạnh đó, tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động tại Nhật, hay khi đầu tư ra nước ngoài (trong đó có Việt Nam), khi nhận lao động, họ sẽ đào tạo lại hoàn toàn. Không cần biết người lao động (NLÐ) đã học trình độ gì, bằng cấp gì, giỏi hay khá, khi vào làm việc phải học lại. Bởi, họ cho rằng, những kiến thức đã học trên ghế nhà trường hoặc qua các trường lớp gọi là kiến thức nền tảng, những kiến thức cơ bản.

Do đó, khi vào công ty, doanh nghiệp làm phải đào tạo theo chương trình từ 3-6 tháng. Theo đó, các vị trí công việc được bố trí theo khả năng học việc của NLÐ tại công ty. Tôi được biết, một số doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang đầu tư tại Việt Nam nhận lao động cũng theo phương thức này, hiệu quả rất cao. NLÐ Nhật Bản xác định và ý thức rằng, khi đã lựa chọn ngành nghề, nơi làm phù hợp sẽ cống hiến, gắn bó suốt đời. Ở Việt Nam, điều này còn hạn chế.

Tại Nhật, trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn có một hệ thống gọi là Hello Work (tạm hiểu như trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm của Việt Nam), nhưng họ làm khoa học hơn, tiếp cận được rộng rãi tất cả đối tượng trong xã hội, kể cả người khuyết tật, nhằm khuyến khích tối đa tinh thần làm việc.

Thông qua hệ thống này, những người thất nghiệp được tiếp cận đến trung tâm, hoặc qua mạng internet để tìm việc, NLÐ thấy sức mình phù hợp những công việc gì, thời gian nào, bao lâu, định mức lương, để tự giới thiệu nhu cầu việc làm với các công ty, khi được đáp ứng, NLÐ trực tiếp nộp hồ sơ. Trường hợp, NLÐ muốn đi học nghề, Nhật Bản có các hệ thống trường nghề, trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập, và dân lập đào tạo nghề hầu như miễn phí cho NLÐ với thời gian từ 3-6 tháng.

Học xong, NLÐ được liên kết với thị trường lao động. Kể cả người khuyết tật có hẳn trường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm sau khoá học. Công ty, doanh nghiệp sẵn sàng nhận người khuyết tật có tay nghề. Họ thiết kế nhà xưởng thuận lợi, khuyến khích người khuyết tật làm việc.

- Anh đánh giá thế nào về công tác đào tạo nghề tại Việt Nam hiện nay?

Anh Nguyễn Chí Công: Tôi cho rằng, Nhật Bản có rất nhiều yếu tố phát triển vượt bậc mà Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm để áp dụng. Thực tế, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” tại Việt Nam rất phổ biến, cần sự đẩy mạnh phân luồng trong giáo dục, đòi hỏi các cấp, các ngành phải tham gia, kiên quyết khắc phục.

Cái khó nhất của việc phân luồng chính là tâm lý của các gia đình khi có con đi học bắt buộc phải có bằng đại học, không muốn cho con học nghề. Thứ hai, các trường đào tạo nghề, cơ sở vật chất, hướng đào tạo chưa sát nhu cầu xã hội.

Nhật Bản không coi trọng việc làm trái nghề, bởi họ xem đào tạo đại học chỉ mang tính cơ bản, khi vào làm phải đào tạo lại, và nếu học tốt đại học ra trường khi tiếp cận ngành nào cũng nhanh, đây là cách giáo dục được đánh giá cao. Phương tiện, điều kiện dạy học, ăn ở sinh hoạt cho học viên, cho đến công tác liên kết việc làm của các trường nghề của Việt Nam cũng chưa tốt, trong khi là đất nước có tiềm năng lao động dồi dào. Tôi cho rằng, thanh niên Việt Nam cần học hỏi rất nhiều: nên xác định cho mình nghề phù hợp năng lực, không phải chỉ có con đường đại học mới thành công, đừng để có sự tác động của gia đình, cần có khả năng và sự định hướng nghề mà xã hội đang cần.

Song song đó, cần thay đổi tích cực thái độ làm việc tác phong công nghiệp hơn như: giờ giấc, tính trung thành... Nhật Bản đánh giá rất cao NLÐ Việt Nam đang làm việc tại các công ty của họ, khi đã được học hỏi đào tạo, NLÐ Việt Nam chấp hành tốt, tính thích nghi cao. Ðiều này được ghi nhận khi chúng tôi trao đổi tại hội thảo về bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành công nghiệp ở Việt Nam có sự kết nối trực tiếp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam; và ngay chính người Việt Nam đang làm lãnh đạo tại các công ty của Nhật chia sẻ kinh nghiệm.

- Với những điều “tích góp” được sau chương trình, anh có hướng áp dụng như thế nào tại địa phương?

Anh Nguyễn Chí Công: Với tình hình thực tế tại địa phương, trước mắt, sẽ đưa vào công tác chỉ đạo, thực hiện giúp thanh niên Cà Mau một số nội dung: đối với công tác đào tạo nghề, tham mưu với các cấp, các ngành đi theo hướng tập trung chỉ đạo đào tạo nghề đúng với thực chất nhu cầu xã hội. Ðơn cử, Cà Mau kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thuỷ sản, cần đào tạo nhiều và chuyên sâu những ngành phù hợp. Tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và giúp học sinh lựa chọn đúng ngành, đúng nghề, đúng năng lực.

Học hỏi theo mô hình của Nhật, hướng tới, sẽ xem xét, tìm phương cách và định hướng thành lập trung tâm hoặc theo hình thức câu lạc bộ hướng nghiệp, tư vấn việc làm dành riêng cho đoàn viên thanh niên, đặc biệt đối tượng nông thôn, thanh niên khuyết tật… Ðể thực hiện hiệu quả điều này, Ðoàn, Hội rất cần sự phối hợp, hỗ trợ, quan tâm của các cấp, các ngành.

- Xin cảm ơn anh!./.

Băng Thanh thực hiện

Liên kết hữu ích

Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng sởi

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 38.807 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo đó, tỉnh Cà Mau đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch sởi.

Ðội viên Cà Mau xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ

Anh Trần Ðăng Khoa, Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Ðội tỉnh, cho biết, giai đoạn 2020-2025, với nhiều sự kiện quan trọng, Hội đồng Ðội các cấp đã linh hoạt, chủ động triển khai các nội dung, các hoạt động cho các em đội viên, thiếu nhi trên toàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Trong 5 năm, 6 đội viên đạt Giải thưởng Kim Ðồng, 4 thiếu nhi dân tộc tiêu biểu, 3 chiến sĩ nhỏ Ðiện Biên; công nhận danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” cấp liên đội 220.647 em, cấp xã 107.850 em, cấp huyện 50.838 em, cấp tỉnh 901 em; công nhận danh hiệu “Dũng sĩ nghìn việc tốt” cấp liên đội 1.079 em, cấp xã 279 em, cấp huyện 225 em, cấp tỉnh 117 em, cấp Trung ương 9 em.

Bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” tại Tân Bằng

Chiều ngày 24/3, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng với Tỉnh đoàn tổ chức bàn giao công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê” tại ấp Lê Hoàng Thá, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình.

Cánh đồng muối Lưu Hoa Thanh

Trong những ngày này, đi đến đâu trên cánh đồng muối Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, cũng đều nghe rộn vang tiếng cười nói của diêm dân đang vào cao điểm vụ muối năm nay.

Hành động để chấm dứt bệnh lao

Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Các hoạt động bao gồm tăng cường phát hiện, điều trị dự phòng cho người có nguy cơ cao, cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán nhanh, đảm bảo phác đồ điều trị hiệu quả cho cả lao thường và lao kháng thuốc.

Khánh thành cầu Bình An B

Sáng 23/3, UBND xã Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước) phối hợp cùng đại diện nhà tài trợ tổ chức lễ khánh thành cầu Bình An B, nối hai bờ ấp Ông Khâm và Tân Tạo (xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước).

Tuổi trẻ Đoàn thanh niên UBND tỉnh hành động vì cộng đồng

Ngày 23/3, Đoàn Thanh niên UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời tổ chức chương trình về nguồn khám bệnh, cấp phát thuốc, tẩm mùng phòng dịch bệnh kết hợp thăm, tặng quà cho bà con khó khăn và bàn giao nhà tình nghĩa trên địa bàn xã.

Ðiểm nhấn đô thị xanh

Những năm qua, ngoài việc đầu tư phát triển hạ tầng, mở rộng diện tích đô thị, TP Cà Mau đồng thời quan tâm đầu tư, nâng cấp hệ thống cây xanh tại các công viên, trục đường chính.

Hội đồng Ðội bước tiến qua một nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ qua, Hội đồng Ðội huyện Trần Văn Thời thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; đẩy mạnh các phong trào theo hướng chú trọng tính giáo dục; tuyên truyền, phổ biến và triển khai nghị quyết đại hội Ðoàn các cấp đến đội viên. Ðồng thời, triển khai cụ thể hoá cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”, tích cực hỗ trợ thiếu nhi trong học tập và đời sống, vui chơi giải trí, phát triển thể lực, rèn luyện kỹ năng xã hội; huy động nguồn lực chăm lo, giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

Tắc Vân vững bước xây dựng nông thôn mới

Đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2014 và tiếp tục đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, xã Tắc Vân, TP Cà Mau đã và đang không ngừng nỗ lực phát triển, nâng cao đời sống người dân, hoàn thiện hạ tầng, tạo diện mạo tươi mới cho vùng nông thôn...