ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 04:42:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngăn dòng "chảy máu" chất xám - Bài cuối: Cần cơ chế "giữ chân" nhân tài

Báo Cà Mau Trong tổng số 107 ứng viên tốt nghiệp về nước, có 28 trường hợp đã xin thôi việc, nghỉ việc, chuyển công tác và 10 trường hợp bồi hoàn kinh phí đào tạo. Con số này cho thấy nguồn nhân lực mà tỉnh đào tạo đã biến động tiêu cực. Ngay thời điểm này cần có những cơ chế đặc thù để thu hút và giữ chân nhân tài, phục vụ cho sự phát triển, nhất là những mục tiêu mang tầm chiến lược trong tương lai.

Nhìn thẳng vào hạn chế

Phải thẳng thắn nhìn nhận và buộc phải chấp nhận thiếu sót ngay từ khâu đầu tiên, là tuyển dụng và đào tạo đại trà. Khi xây dựng đề án chưa gắn kết giữa việc đưa đi đào tạo với nhu cầu sử dụng sau đào tạo, nên có một số ứng viên khi hoàn thành khoá học về nước rất khó phân công, bố trí việc làm. Ðặc biệt, những năm gần đây, biên chế Bộ Nội vụ giao cho tỉnh Cà Mau không tăng, dẫn đến tình trạng một số ứng viên về nước được bố trí vào những cơ quan với các chức danh không phù hợp với trình độ chuyên môn. Từ đó, kéo theo khó khăn do không còn chỉ tiêu biên chế. Ðồng thời, công tác phối hợp để xác định nhu cầu đào tạo và tiếp nhận ứng viên chưa chặt chẽ, nên cơ quan, đơn vị không xác định biên chế dự phòng cho những đối tượng này.

Hiện nay, còn rất nhiều du học sinh vẫn làm việc theo dạng hợp đồng lao động, chưa được xét tuyển biên chế và có những ý kiến đề xuất, kiến nghị cần tỉnh sớm có câu trả lời thoả đáng. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Ðảm, Phó giám đốc Sở Nội vụ, cho biết: “Sở Nội vụ ghi nhận ý kiến đóng góp và sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá sát nhu cầu sử dụng nhân lực từng ngành, từng lĩnh vực trên toàn tỉnh để tham mưu đào tạo nguồn nhân lực nước ngoài giai đoạn 2017-2025 phù hợp với nhu cầu thực tiễn của tỉnh, khắc phục những hạn chế đã tồn tại”.

Cần giải pháp kịp thời

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: “Những đối tượng đưa đi đào tạo là công chức, viên chức, sinh viên có học lực giỏi là phù hợp với ngành nghề đào tạo của Ðề án Mekong 120 của tỉnh. Chúng ta vượt chỉ tiêu đề ra, các ứng viên đều thể hiện tinh thần hiếu học, cầu thị, khiêm tốn, trách nhiệm cao... Ðặc biệt là tình cảm đối với quê hương thông qua việc các bạn học xong đã quay về trên tinh thần cống hiến chứ không phải quay về để trả nợ. Tất nhiên, sẽ có những dự định khác tốt hơn hay môi trường khác tốt hơn nhưng với trách nhiệm được hỗ trợ từ ngân sách, từ tiền của Nhân dân, của các thành phần kinh tế... là điều đáng trân trọng. Chúng ta thấy rõ khát vọng dấn thân, khát vọng cống hiến của các du học sinh qua thực tế ở Festival tôm vừa qua. Chính lực lượng du học sinh hỗ trợ cho tỉnh, cho các bộ phận về ngoại ngữ, về giao tiếp với đối tác rất hiệu quả, rất nhiệt tình. Ðây là những lực lượng đầu tư dài hạn, chỉ sử dụng một, hai ngày thôi nhưng mang lại hiệu quả tốt, đây là điều đáng quý”.

Tỉnh Cà Mau hiện còn 119 vị trí công chức chưa tuyển, viên chức còn gần 3 ngàn vị trí chưa tuyển. Nhưng vì sao không tuyển được các bạn đi du học theo Ðề án Mekong? Ðây hoàn toàn là do cách làm việc của các đơn vị. Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các đơn vị phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ đẩy nhanh xây dựng đề án vị trí việc làm. Và câu chuyện này cần sớm khắc phục. Sở Nội vụ là đầu mối tham mưu cho HÐND và UBND tỉnh, phải cố gắng sâu sát, siết chặt lại và phối hợp tốt để có đề xuất, điều chỉnh kịp thời.

Ông Nguyễn Minh Luân nhấn mạnh: “Tôi cam kết với các bạn, những du học sinh quay về phục vụ tỉnh nhà, những người chưa vào biên chế, nếu các bạn có nguyện vọng cống hiến, tôi đảm bảo không ai bị cắt biên chế, không ai là không được tiếp nhận. Bởi, bằng cách này hay cách khác sẽ tạo điều kiện tối đa cho các bạn, sẽ có sự quan tâm và tháo gỡ. Chúng ta không thể để tình trạng bỏ tiền bạc, bỏ công sức đi đào tạo ở nước ngoài, quay về lại không sử dụng. Ðiều này không đúng tinh thần của tỉnh chỉ đạo".

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu xây dựng Ðề án Vị trí việc làm của tỉnh. Trong đó, lưu ý sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo từ Ðề án Mekong. (Ảnh chụp tại buổi họp mặt du học sinh ngày 30/1/2024).

Về cơ chế chính sách tuyển dụng, Phó chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ khắc phục những hạn chế đã và đang xảy ra, cần xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, vừa đảm bảo theo quy định, vừa phát huy được nguồn nhân lực. Việc các du học sinh về làm việc còn hợp đồng chưa được vào biên chế là trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cần khắc phục ngay. Vậy nên, phải khẩn trương xây dựng đề án vị trí việc làm.

Ðội ngũ trí thức được đào tạo từ môi trường nước ngoài là tài sản quý, cần nhìn nhận, đánh giá đúng, sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, mới phát huy hết trình độ chuyên môn và lượng tri thức tích luỹ từ quốc tế. Lãnh đạo tỉnh luôn đặt kỳ vọng các bạn du học sinh mãi giữ vững lửa nhiệt huyết, luôn tràn đầy tình yêu, khát vọng, đóng góp công sức, trí tuệ cho quê hương; khát vọng được làm việc, được cống hiến, xây dựng cho mảnh đất địa đầu của Tổ quốc. Song song đó, đội ngũ này cũng là lực lượng tiên phong tham gia thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số; không ngừng trau dồi, rèn giũa để nâng cao năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính. Vì thế, "đắp đê ngăn chảy máu chất xám” giai đoạn này là vấn đề cấp bách, bởi khi nguồn nhân lực phân tán sang các tỉnh bạn không khác nào đem của quý dâng cho người.

CLB Du học sinh đã vận động thành công dự án mua sắm trang thiết bị hỗ trợ trẻ em khuyết tật tỉnh Cà Mau từ Chính phủ Nhật Bản với số tiền 78.516 USD. (Ảnh chụp tại buổi ký kết nhận viện trợ vào tháng 7/2023).

“Nguồn nhân lực đã được đào tạo ở nước ngoài được xem là tài sản quý giá của tỉnh, các bạn là những người đã được đào tạo bài bản, làm việc có kỹ năng, phương pháp, có khả năng tiếp thu những thành tựu mới của khoa học vào công việc; có tư duy sáng tạo và đổi mới; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Một lần nữa, tôi kỳ vọng các bạn là hạt nhân chính trị, là nhân tố then chốt, mang tính đột phá để tiếp tục cống hiến, làm việc, phục vụ sự phát triển chung của tỉnh”, Phó chủ tịch UBND tỉnh mong muốn./.

 

Kim Cương - Lam Khánh

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.