ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 16:41:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngăn dòng "chảy máu"chất xám - Bài 2: Ðừng để "chùn bước" tại quê nhà

Báo Cà Mau Chương trình Ðề án Mekong 1.000 triển khai tại các tỉnh, thành phố được các địa phương chọn lựa ứng viên đưa đi đào tạo theo vị trí đang thiếu hụt và có nhu cầu cần đào tạo. Thế nhưng, sau khi trở về quê hương, có những du học sinh tốt nghiệp loại ưu, với học vị là tiến sĩ, thạc sĩ nhưng vẫn cầm đơn đi xin việc.

Có những du học sinh đến hiện tại vẫn còn làm việc theo diện hợp đồng và đang đứng trước nguy cơ bị cắt giảm để thực hiện theo đề án vị trí việc làm tại cơ quan, đơn vị. Hay có những người làm việc theo kiểu “râu ông này, cắm cằm bà kia” không đúng chuyên môn, sở trường, nên không áp dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn.

“Xin hãy sử dụng chúng tôi”

Khảo sát thực tế từ các du học sinh sau khi trở về quê hương, họ được phân bổ về các sở, ban, ngành, cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, đa phần vị trí việc làm không đúng với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, không phát huy được sở trường, năng lực chuyên môn.

Th.S Nguyễn Hoàng Việt, Trưởng phòng Quan trắc, phân tích thuộc Trung tâm Kỹ thuật công nghệ quan trắc (Sở Tài nguyên - Môi trường), chia sẻ: “Chúng tôi trở về quê hương với mong muốn được cống hiến những kiến thức đã học được cho tỉnh nhà, để tỉnh có thể phát triển ngang tầm hoặc hơn các tỉnh trong khu vực, chứ không phải làm việc để... trả nợ. Nhưng thực tế lại khác xa, Trung tâm của chúng tôi là đơn vị sự nghiệp tự thu, tự chi nên công việc hằng ngày của chúng tôi là phải “chạy” kiếm hợp đồng để tìm nguồn thu, vì vậy thời gian đâu mà làm chuyên môn. Tôi muốn đóng góp nhiều hơn cho tỉnh nhưng không có cơ hội, tôi và các anh em du học sinh mong muốn được sử dụng, chỉ khi được sử dụng thì mới thấy được khả năng, chuyên môn của chúng tôi”.

TS Nguyễn Việt Hoàng (bìa trái) mong có cơ hội tham gia các dự án lớn của tỉnh, bằng những kiến thức đã được đào tạo, vì sự phát triển chung của tỉnh.

TS Lâm Thành Thép, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) du học sinh, chia sẻ: “Nhìn nhận từ thực tế, thời gian qua, các anh chị em trong CLB du học sinh trong quá trình được đào tạo ở nước ngoài và sau đó về làm việc tại tỉnh nhà gặp những khó khăn về cả hai phía. Về thuận lợi, có rất nhiều du học sinh năng nổ, nhiệt huyết trong công việc. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận các anh chị em, đặc biệt là các anh chị em trước đây chưa từng làm việc tại các cơ quan hành chính, chưa quen được quy trình vận hành của đơn vị. Từ những lý do đó, dẫn đến trường hợp (cả trong và ngoài biên chế) chưa hết thời gian phục vụ đã tìm cơ hội tốt hơn ở bên ngoài cơ quan Nhà nước hay các tỉnh khác. Ðiều này cũng do nhu cầu của các anh chị em, ai cũng vì mục tiêu cuối cùng là cơ hội việc làm và cuộc sống”.

Theo ghi nhận, đã có gần 28 cựu du học sinh xin nghỉ việc và chuyển công tác; 10 trường hợp bồi hoàn chi phí đào tạo để tìm môi trường làm việc mới.

Thạc sĩ, tiến sĩ vẫn có nguy cơ... mất việc

Ðào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu nhưng thạc sĩ, tiến sĩ vẫn nằm trong diện bị cắt hợp đồng và chưa có cơ hội thi vào biên chế. Như trường hợp bạn Q.H.X, mất nhiều năm đào tạo chuyên ngành ở Nhật Bản, về nước với học vị Thạc sĩ Khoa học biển, nhưng vẫn làm việc theo hợp đồng tại Sở Tài nguyên - Môi trường. X chia sẻ: “Tôi quay về nước sau chương trình đào tạo ở Nhật với mong muốn cống hiến lâu dài, vì Cà Mau là nơi tôi sinh ra và lớn lên, chứ không chỉ đơn thuần là việc quay về trả nợ theo cam kết. Từ năm 2016 đến nay, tôi đã công tác tại Sở Tài nguyên - Môi trường, trong suốt 7 năm qua, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, tôi đang thuộc diện bị cắt hợp đồng lao động để đảm bảo thực hiện đúng Kết luận thanh tra số 698 của Thanh tra Bộ Nội vụ và theo Công văn số 299 của Sở Nội vụ báo cáo với UBND tỉnh Cà Mau. Vì theo quy định của Nhà nước là không cho hợp đồng làm công tác chuyên môn, Bộ Nội vụ đã “tuýt còi”. Chúng tôi đang đứng trước nguy cơ bị mất việc bất cứ lúc nào”.

TS Lâm Thành Thép chia sẻ thêm: “Những du học sinh như chúng tôi, sau khi được đào tạo ở nước ngoài về có mong muốn được trọng dụng nhân tài. Nếu hỏi tôi mong muốn điều gì, tôi xin nói ngay là muốn được trọng dụng. Trọng dụng những người xứng đáng, đủ điều kiện chứ không cào bằng, bởi vì trong số các anh chị em ở đây có nhiều người làm việc rất tốt, nhưng cũng có người làm việc không tốt. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phát huy, hết mình với công việc, cố gắng thắp lên nhiệt huyết, ủng hộ tinh thần cho các anh chị em, đến đâu hay đến đó. Còn lại, mong mỏi rất nhiều vào sự quan tâm của tỉnh”./.

 

Kim Cương - Lam Khánh

Bài cuối: Cần cơ chế "giữ chân" nhân tài

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.