ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 23-1-25 03:38:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp

Báo Cà Mau (CMO) Với chủ đề “Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp”, sáng ngày 24/10, Cà phê kết nối doanh nghiệp tỉnh Cà Mau lần 2 do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh (CMBA) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (iPEC) tổ chức với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh cùng với khoảng 30 doanh nghiệp (DN) tham dự.

Tại buổi cà phê kết nối DN lần này, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Cà Mau thông tin đến các DN trong tỉnh một số vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, vốn, tín dụng cho DN vay vốn. 

Trước tác động của dịch Covid-19, tính đến nay các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ hơn 2.200 khách hàng bao gồm cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, DN… đang được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn với tổng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay với số tiền hơn 1.200 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Cà Mau sẽ tăng cường mở rộng quy mô hoạt động tín dụng đến mọi thành phần kinh tế, thực thi đa dạng hóa các tổ chức tín dụng trên cơ sở chất lượng – hiệu quả - an toàn, cho vay tập trung các chương trình, dự án phát triển công nghiệp theo chiều sâu, đường, điện, chế biến hàng xuất khẩu, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản…

Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Cà Mau Trần Quốc Khởi thông tin một số vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, vốn, tín dụng cho DN vay vốn

Trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở các DN trao đổi trực tiếp với các ngân hàng một số khó khăn, vướng mắc khi tiếp cận nguồn vốn vay. Theo đó, các DN đề xuất ngân hàng cần có gói hỗ trợ ưu đãi lãi suất cho các DN nhỏ, siêu nhỏ có nguồn vốn tái sản xuất. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm tiếp cận nguồn vốn vay để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo hướng bền vững lâu dài. Trao đổi về vấn đề này, đại diện các ngân hàng giải đáp một số thắc mắc của DN, cân nhắc các yếu tố đảm bảo vấn đề tổng hòa lợi ích giữa các bên.

Ông Lê Văn Nghiêm, Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu thủy sản AB chia sẻ những khó khăn mà DN vừa và nhỏ cần được hỗ trợ

Phát biểu tại buổi kết nối, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Cà Mau Trương Đăng Khoa chia sẻ: Chương trình “Cà phê kết nối DN” nên thực hiện 2 tuần 1 lần hoặc 1 tháng 1 lần và chương trình kế tiếp sẽ sơ kết, đánh giá lại chương trình thực hiện lần trước đã đạt được kết quả, chỉ có như vậy thì chương trình mới đạt được hiệu quả lâu dài, tạo niềm tin nơi các DN cũng như tạo điều kiện cho các DN gặp gỡ, chia sẻ với UBND tỉnh, các sở, ngành về những khó khăn mà DN đang gặp phải để cùng nhau gỡ khó, tạo điều kiện cho DN ngày càng phát triển.

Chương trình và nội dung chủ đề “Cà phê kết nối doanh nghiệp tỉnh Cà Mau lần 3” sẽ được thông tin chính thức trên Website: ipec.com.vn và các kênh mạng xã hội facebook, Zalo của iPEC./.

Hồng Phượng

 

 

Liên kết hữu ích

Mùa vui cải tùa xại

Trong mâm cơm ngày Tết của người phương Nam, bên cạnh nồi thịt kho trứng, sắc dưa hấu đỏ thì vị dưa cải tùa xại là món ăn không thể thiếu vắng. Hương vị độc đáo, dễ biến tấu thành nhiều món, giải ngán cho những ngày ê hề thịt cá, nhiều lợi ích cho sức khoẻ, dưa cải tùa xại còn mang cả hồn cốt, phong vị Tết đặc trưng của vùng đất, con người miền đất mới.

Ðồng hành cùng người dân vượt khó

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sôi động thị trường bánh, mứt

Tết đang cận kề, các lò bánh, mứt, cơ sở sản xuất thực phẩm, các siêu thị... tăng công suất hoạt động để kịp cung ứng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết.

Bánh phồng tôm Năm Căn vào mùa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.

Hợp tác xã nỗ lực ứng dụng công nghệ

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 299 hợp tác xã (HTX), trong đó có 179 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đều đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, canh tác cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Gắn mã QR cho dưa hấu Lý Văn Lâm

Dưa hấu Lý Văn Lâm từ lâu đã khẳng định được thương hiệu bởi chất lượng sản phẩm, cũng chính vì vậy mà một số người kinh doanh đã lợi dụng điều này để quảng bá giả mạo dưa hấu Lý Văn Lâm, ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu dưa hấu của địa phương. Ðể bảo vệ thương hiệu, năm nay, Ðảng uỷ, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) chỉ đạo Hội Nông dân xã phối hợp với Viettel Cà Mau thí điểm vận động người dân đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc điện tử bằng mã QR.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Lợi ích kép từ quỹ Hỗ trợ nông dân

Những năm qua, quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp nhiều hội viên hội nông dân (hội viên) được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó, từng bước giúp nông dân cải thiện thu nhập và cuộc sống, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Tránh phát sinh sản xuất không đúng quy định

Xác lập, củng cố chặt chẽ hồ sơ đối với các hộ dân đã xuống giống, không xem xét, hỗ trợ khôi phục sản xuất nếu xảy ra thiệt hại; rà soát cơ sở pháp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định và xử lý trách nhiệm quản lý địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Ðó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong Công văn 225/UBND-NNTN liên quan đến tình trạng người dân sản xuất lúa vụ 3 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.