ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 09:52:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngành tôm Cà Mau - Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng - Bài 1: Nhiều thách thức

Báo Cà Mau (CMO) Ngành tôm được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Ngành tôm chiếm 80% trong tổng giá trị sản xuất lĩnh vực nuôi thuỷ sản, 49% so với tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp và giá trị tạo ra từ xuất khẩu tôm khoảng 20.000 tỷ đồng/năm (giá hiện hành). Ngành tôm chi phối đến đời sống trên 50% dân số của tỉnh (khoảng 600.000 người), ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của khoảng 350.000 lao động, trong đó tham gia trực tiếp hoạt động nuôi tôm khoảng 300.000 lao động. Mặc dù có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, thế nhưng thực tế ngành tôm Cà Mau vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Tôm Cà Mau được nhiều tổ chức quốc tế cấp chứng nhận: ASC, B.A.P, GlobalGAP, EU, Naturland, Seafood Watch... Toàn tỉnh có trên 30 doanh nghiệp với 38 nhà máy chế biến xuất khẩu tôm được trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn so với khu vực và thế giới; công suất chế biến trên 250.000 tấn tôm nguyên liệu/năm. Hầu hết các nhà máy đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế (SA-8000, ISO 26000, ISO-9001, BRC, B.A.P...).

Tôm Cà Mau đã có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, 4 thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc. Diện tích nuôi tôm của Cà Mau chiếm 45% khu vực ÐBSCL và 40% cả nước; sản lượng tôm nuôi chiếm 29% khu vực ÐBSCL và 22% cả nước; giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm hàng năm đạt gần 1 tỷ USD, chiếm khoảng 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước.

Tuy vậy, thách thức đối với ngành tôm Cà Mau cũng không hề nhỏ.

Phụ thuộc vào thiên nhiên

Thời gian qua, tình hình nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau chuyển biến tích cực, thay đổi nhanh về cơ cấu sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình CPF-Combine, Biofloc, Semi-Biofloc, công nghệ nuôi 2 giai đoạn, 3 giai đoạn, nuôi tuần hoàn nước khép kín… góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi tôm. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm Cà Mau vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn; diễn biến thời tiết, môi trường bất lợi; dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra thường xuyên.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh của HTX Thành Công, xã Hoà Tân, TP Cà Mau.

Ông Lê Văn Mưa, Ấp 5, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, chia sẻ: “Người nuôi tôm hiện phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn diễn ra dù người nuôi đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào nuôi tôm làm tăng năng suất và giảm rủi ro. Một vấn đề khác, đó là người nuôi tôm ít được cung cấp thông tin, nhất là thông tin giá cả thị trường dẫn đến lúng túng trong việc chọn lựa đối tượng nuôi, kích cỡ, thời gian thu hoạch phù hợp”.

Những tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu, thời tiết, môi trường vùng nuôi; dịch bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp, chưa có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả; môi trường nước bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất, chế biến, nuôi thuỷ sản, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả nuôi tôm. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng, thuỷ lợi dù đã được đầu tư nhưng hiện vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, nhất là những vùng sâu trong nội đồng, vào mùa khô thường thiếu hụt nguồn nước.

Ông Nguyễn Minh Luân, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, chia sẻ: “Người nuôi tôm hiện vẫn chưa thể chủ động được nguồn nước, trong khi nhiều doanh nghiệp xả thải ra môi trường, dẫn đến dịch bệnh thường xuyên diễn ra. Người nuôi tôm luôn bị động trong vấn đề này, chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách quy hoạch và quản lý hiệu quả hơn, giúp người nuôi tôm phát triển kinh tế ổn định”.

Ông Nguyễn Văn Trung, Chi cục phó Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau, nhận định: “Việc quy hoạch nuôi thuỷ sản, trong đó có nuôi tôm, chưa được phê duyệt do phải chờ tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh, điều này phần nào gây khó khăn trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, quản lý Nhà nước ở một số địa phương còn thiếu chặt chẽ nên nhiều hộ dân nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh tự phát, không theo quy hoạch; tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm chưa qua xử lý, thải ra môi trường bên ngoài còn nhiều nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn kịp thời”.

Liên kết chưa rộng rãi

Liên kết được xem là giải pháp hiệu quả trong phát triển ngành tôm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo mô hình liên kết sản xuất, mối liên kết "4 nhà" chưa thắt chặt như mong muốn. Tổ chức sản xuất theo hướng liên kết được quan tâm, song kết quả đạt được chưa đáp ứng kỳ vọng, chưa có nhiều mô hình liên kết chuỗi sản xuất hiệu quả để phổ biến, nhân rộng.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Dịch vụ thuỷ sản Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết: “Chúng tôi chú trọng đẩy mạnh mô hình liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp và hộ nuôi trong hợp tác xã. Tuy nhiên, phải thừa nhận vẫn còn khá lỏng lẻo, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau… Bên cạnh đó, hiện các hợp đồng bao tiêu tôm nguyên liệu chưa có tính pháp lý cao, chưa có sự ràng buộc chặt chẽ giữa người bán và người mua nên dễ bị phá vỡ. Ðây là điều mà ngành chức năng cần nghiên cứu và đưa ra giải pháp khắc phục”.

Với trên 280.000 ha nuôi tôm nước lợ, sản lượng tôm năm 2020 đạt khoảng 200.000 tấn. Các mô hình nuôi tôm hiệu quả hiện nay như siêu thâm canh, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, tôm - lúa… góp phần tăng sản lượng và giá trị ngành tôm. Tuy nhiên, thực tế việc nuôi tôm của người dân vẫn mang tính nhỏ lẻ.

Ông Trình Trung Phi, Giám đốc Kỹ thuật, Tập đoàn Việt Úc, nhận xét: “Chưa có quy hoạch vùng phù hợp cho phát triển bền vững ngành hàng tôm, người dân chưa nhận thức được quan điểm lợi nhuận dài hạn, cùng với đó là sản xuất theo cảm tính, thiếu định hướng thị trường. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản chưa có sự liên kết chặt với nhau trong hoạt động xuất khẩu. Thực tế là, mặc dù được Nhà nước khuyến khích, tuyên truyền nhiều nhưng sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vẫn chưa chặt. Một vấn đề lớn khác, chưa có chính sách vĩ mô để điều tiết kịp thời và hợp lý phát triển ngành tôm theo định hướng thị trường”.

Ngành tôm Cà Mau vẫn chưa chủ động nguồn giống, giá thức ăn đầu vào liên tục tăng nhưng khó khắc phục. Việc mất cân đối trong cung cầu, thiếu hụt sản lượng khiến giá nguyên liệu các loại tăng cao. Mặt khác, thị trường khan hiếm tạo ra cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn tăng tỷ lệ chiết khấu cho các nhà phân phối, góp phần đẩy giá thức ăn tăng cao.

Ông Trình Trung Phi cho biết: “Năm 2020, giá thức ăn tôm tăng từ 1,69-5,03% tuỳ theo công ty, đã tạo áp lực lớn cho người nuôi vì thức ăn chiếm trên 65% giá thành nuôi tôm thâm canh. Hầu hết nguồn cung cấp thức ăn đến từ các công ty FDI, phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào đều nằm trong tay các công ty mang tính chất toàn cầu này”./.

 

Ðặng Duẩn

BÀI 2: MỞ RỘNG QUY MÔ - NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP

 

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.