ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 10:00:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngành tôm Cà Mau - Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng - Bài 2: Mở rộng quy mô - nhu cầu và giải pháp

Báo Cà Mau (CMO) “Quy hoạch và quy hoạch lại cả chuỗi giá trị tôm theo hướng thuận thiên, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số. Liên kết chuỗi giá trị tôm đảm bảo lợi nhuận tốt và bền vững cho mọi đối tác tham gia chuỗi giá trị tôm, người nông dân làm giàu được trên mảnh đất của mình”, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú khẳng định như thế khi nói về việc quy hoạch ngành tôm của tỉnh. Ðây cũng là vấn đề UBND tỉnh, ngành chức năng tỉnh quan tâm thời gian qua.

Xây dựng nền tảng

Giống là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong nuôi tôm thương phẩm, nhưng hiện tại tỉnh chưa chủ động về số lượng, chất lượng tôm nước lợ bố mẹ, còn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên và nhập khẩu. Vấn đề này, Cà Mau đã bắt đầu có sự quan tâm đúng mức.

Ông Trình Trung Phi, Giám đốc Kỹ thuật, Tập đoàn Việt Úc, nhận xét: “Sự phụ thuộc vào tôm bố mẹ khai thác từ tự nhiên (trên 80%) là hạn chế lớn trong việc chủ động sản xuất và cung ứng nguồn tôm sú giống chất lượng cao, sạch bệnh cho thị trường. Theo kết quả phân tích mầm bệnh nguồn tôm bố mẹ tự nhiên từ nguồn Rạch Gốc, từ cuối năm 2017 đến hết năm 2018, chỉ có 15,17-32,29% tôm bố mẹ sạch mầm bệnh MBV. Ðây được xem là mầm bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm sú nuôi. Cho dù chúng ta đã có nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh, nhưng nếu nguồn thức ăn tươi không đảm bảo sạch bệnh cũng là nguồn lây nhiễm cho tôm bố mẹ”.

Khó khăn trên cũng được ông Nguyễn Văn Trung, Chi cục phó Chi cục Thuỷ sản, thừa nhận: “Tôm bố mẹ phụ thuộc vào nguồn khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu, chưa chủ động trong sản xuất. Việc cung cấp giống nhu cầu trong tỉnh mới đáp ứng trên 50%, vẫn còn số lượng lớn tôm giống nhập từ các tỉnh Nam Trung Bộ không có nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch”.

Ðể chủ động nguồn giống, Nhà nước cần hỗ trợ triển khai chương trình chọn giống tôm sú thành công để từng bước chủ động nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu giống của địa phương và khu vực. Các cơ quan quản lý Nhà nước nên có sự phối hợp chặt chẽ để kiểm tra, giám sát, đảm bảo tính minh bạch của chương trình cũng như các sản phẩm tôm giống được tạo ra, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, nhận xét: “Việc chưa chủ động sản xuất tôm bố mẹ và thiếu tôm giống chất lượng, sạch các tác nhân gây bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm nuôi là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở Việt Nam. Nguồn tôm sú bố mẹ chủ yếu bắt từ tự nhiên và một phần từ chọn giống ở nước ngoài, về lâu dài ảnh hưởng đến nguồn lợi, tính đa dạng sinh học và nguy cơ lây truyền mầm bệnh. Trong khi đó, tôm thẻ lệ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu từ Mỹ, Singapore, Indonesia, Thái Lan... Việc nguồn tôm bố mẹ phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu dẫn đến giá tôm bố mẹ cao, giá con giống sản xuất đắt, không chủ động thời gian sản xuất, không kiểm soát được chất lượng tôm bố mẹ”.

Muốn chủ động đầu tư phát triển nguồn giống, trước hết cần có kết cấu hạ tầng đồng bộ.

“Các vùng sản xuất giống và trại sản xuất giống được đầu tư đã lâu, không bài bản; hàng năm, các trại được nâng cấp cải tạo nhưng chắp vá, không đồng bộ. Do đó, hạ tầng sản xuất giống chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Hệ thống cấp thoát nước cho các vùng nuôi chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật nuôi, dễ xảy ra dịch bệnh”, ông Lê Văn Quang đánh giá.

Chế biến là công đoạn cuối cùng trong chuỗi sản xuất của ngành tôm nước lợ, góp phần nâng cao giá trị tôm nuôi nước lợ trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Những sản phẩm tôm nước lợ chế biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, mang về nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Mặc dù không nằm trong khu vực nguyên liệu trọng điểm của tôm thẻ chân trắng, nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau hàng năm đạt gần 1 tỷ USD và chiếm gần 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước. Thế nhưng, tiềm năng của ngành tôm Cà Mau còn lớn hơn nếu đầu tư hiệu quả, khắc phục kịp thời những hạn chế đã và đang vướng.

Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú.

Ngành chế biến thuỷ hải sản hiện nay phát triển thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, với quy mô sản xuất hàng hoá lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, chế biến thuỷ sản đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, các yếu tố phát triển bền vững.

Việc xây dựng các vùng nguyên liệu tôm sinh thái, tôm hữu cơ tại Cà Mau sẽ là cơ hội xây dựng thương hiệu tôm trên toàn thế giới, nếu thành công sẽ là cơ hội cho các nhà thu mua tập trung về đây.

 Cần giải pháp phù hợp

Cà Mau đặt mục tiêu phát triển ngành tôm trở thành trung tâm lớn nhất vùng ÐBSCL và cả nước, với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Cà Mau, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế của tỉnh và cả nước. Cà Mau phấn đấu đến năm 2025, tổng diện tích nuôi tôm 280.000 ha, trong đó tôm càng xanh 20.000 ha. Sản xuất tôm giống đảm bảo chất lượng, đáp ứng trên 70% nhu cầu nuôi của tỉnh, sản xuất thức ăn trong tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu và sản xuất các loại vật tư khác đáp ứng 30% nhu cầu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,4 tỷ USD.

Nhưng để đạt mục tiêu trên, cần thay đổi tư duy nuôi tôm theo kiểu truyền thống của người dân hiện nay. Theo đó, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi, từ cung ứng vật tư đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm; thường xuyên rà soát tình hình hoạt động liên kết để kịp thời phát hiện và hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện các mô hình liên kết chuỗi giá trị trong nuôi tôm để nhân rộng.

Ông Lê Văn Quang cho biết: “Thực tế, khách hàng muốn ký hợp đồng rất nhiều nhưng doanh nghiệp không dám, chỉ dám ký khoảng 50-70% công suất nhà máy. Doanh nghiệp không lo không bán được hàng, chỉ lo không chế biến được. Nhu cầu thị trường đang tăng, đặc biệt thị trường Mỹ có nhu cầu tôm cỡ lớn rất mạnh. Bà con cần thu hoạch chậm nhất trong tháng 11, kịp chế biến bán cho thị trường châu Âu cuối năm. Do đó, người dân nên giảm mật độ nuôi để nuôi tôm cỡ lớn. Tôm cỡ lớn (10-30 con/kg) hiện bán được giá tốt và thị trường có nhu cầu cao. Thời gian chế biến 3 kg tôm lớn bằng 1 kg tôm nhỏ”.

Không chỉ nuôi với mật độ dày, thu hoạch không đúng thời điểm làm giảm giá trị mà sản lượng nuôi hiện nay vẫn thấp so với mặt bằng chung nhiều nước.

Ông Lê Văn Quang cho biết: “Ecuado chỉ có 250.000 ha nuôi tôm nhưng sản lượng tương đương với Việt Nam 800.000 ha, với giá thành chỉ bằng 1/2-1/3. Nguyên nhân là ngành tôm của họ được tiếp cận theo hướng thích nghi - kháng bệnh - vừa sức tải của môi trường. Gần 25 năm, họ chọn lọc tự nhiên nên có được quần thể tôm bố mẹ thích nghi với môi trường, kháng bệnh, để đến nay tôm nuôi của họ đạt tỷ lệ sống trên 90%. Còn nhìn sang Ấn Ðộ, giá thành tôm nuôi của họ thấp hơn Việt Nam từ 20-30% là bởi họ có đất rộng, thả mật độ thấp, 30-60 con/m2, nên môi trường ít bị ô nhiễm, tỷ lệ sống cao hơn”.

Lợi thể để Việt Nam có giá thành tôm nuôi cao nhưng vẫn xuất khẩu tốt được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đánh giá là nhờ công nghệ chế biến tôm đứng đầu thế giới với nhiều mặt hàng giá trị gia tăng, hàng cao cấp và hàng ăn liền. Thế nhưng, lợi thế này dần không còn trong 3-5 năm nữa. Nếu không có giải pháp hữu hiệu thì chỉ khoảng 5-10 năm nữa ngành tôm Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh và đi xuống.

Ông Lê Văn Quang đánh giá: “Dịch Covid-19 vừa qua, Ecuado không bán tôm nguyên con được sang Trung Quốc, trong khi từ năm 2020 trở về trước, họ sản xuất 80% là tôm nguyên con, còn lại tôm vỏ và một ít tôm thịt. Họ chuyển sang sản xuất tôm PTO (lột vỏ còn đuôi), PD (tôm thịt lột vỏ bỏ đuôi) và hàng giá trị gia tăng (GTGT), với các chính sách hỗ trợ vốn đầu tư của Chính phủ. Kết quả, năm 2021 họ đã nâng lên được 30% hàng PTO, PD và gần 10% hàng GTGT. Các doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị của Việt Nam đang lấy công nghệ sản xuất hàng GTGT của các nhà máy chế biến tôm bán sang Ấn Ðộ. Và thế là hàng GTGT của Ấn Ðộ gia tăng đáng báo động”.

Ðứng trước thực trạng trên, ngành tôm Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng cần làm gì để tồn tại và phát triển? Câu trả lời được các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, doanh nghiệp tại Diễn đàn tôm Việt 2021 khẳng định là quy hoạch và quy hoạch lại cả chuỗi giá trị tôm theo hướng thuận thiên, bền vững, thích ứng biến đối khí hậu theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số. Liên kết chuỗi giá trị tôm đảm bảo lợi nhuận tốt và bền vững cho mọi đối tác tham gia chuỗi giá trị tôm, người nông dân làm giàu được trên mảnh đất của mình.

Ðể quy hoạch ngành tôm hiệu quả, ông Lê Văn Quang nêu quan điểm: “Công tác quy hoạch nên tập trung vào những nội dung chính là: Quy hoạch vùng nuôi tôm - rừng ngập mặn kết hợp với phát triển nuôi thuỷ sản dưới tán rừng ngập mặn (nuôi tôm, cua, cá, nhuyễn thể), gắn bảo vệ và phát  triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm thuỷ sản có chất lượng cao, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Quy hoạch một số vùng có lợi thế về nguồn nước, cấp thoát tốt, độ mặn cao thành các vùng nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh công nghệ cao, áp dụng công nghệ IoT và AI để tăng năng suất, hiệu quả. Về vùng nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, cần xây dựng hình thức nuôi an toàn sinh học, hữu cơ để tạo ra vành đai an toàn sinh học bảo vệ tôm không bị nhiễm bệnh, đạt lỷ lệ sống cao và lợi nhuận tốt. Ðồng thời, cần quy hoạch những khu chế biến tôm, công nghiệp phụ trợ tập trung, gắn với khu đô thị thuỷ sản nằm ở trung tâm và gần vùng nguyên liệu...”./.

 

Ðặng Duẩn

 

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.