ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 07:51:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị định mở đường cho hoạt động ở cơ sở

Báo Cà Mau Kể từ ngày 1/8/2023, Nghị định số 33/2023 về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành. Từ đó, HÐND tỉnh Cà Mau sẽ hiện thực hoá bằng những nghị quyết cụ thể theo tình hình thực tế tại địa phương. Ðây là điều kiện để cải thiện, nâng cao chế độ, chính sách cho cán bộ cơ sở, nhất là thu hút và sử dụng nguồn nhân lực này.

Bài 1: Vất vả người "vác tù và hàng tổng"

>> Bài 2: Vơi nguồn cán bộ đoàn cơ sở

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp, khóm là đối tượng cần được quan tâm, vì thực tế những đối tượng này không được hưởng chế độ tiền lương mà chỉ hưởng phụ cấp. Công việc thì vất vả, trong khi mức phụ cấp vẫn chưa phù hợp, chưa đảm bảo được cuộc sống gia đình.

Toàn tỉnh có 2.510 người hoạt động không chuyên trách, là trưởng ấp, bí thư chi bộ ấp, khóm. Trong đó, có trên 1.460 người có độ tuổi trên 50. Lực lượng này đã phát huy vai trò của chi bộ, của các tổ chức tự quản, là hạt nhân chính trị ở khóm, ấp; là cầu nối giữa Ðảng với Nhân dân.

“Cánh tay nối dài” của Ðảng và Nhà nước

Không thể phủ nhận rằng, thời gian qua, lực lượng hoạt động ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị ở địa phương; thực hiện và vận động, động viên Nhân dân tham gia tích cực các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Ðiển hình là thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Qua đó, giúp đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên; góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo.

Trong những vấn đề cốt lõi đó, không thể không kể đến những người hoạt động không chuyên trách cơ sở. Họ là những người “vác tù và hàng tổng” đúng nghĩa khi luôn đi đầu trong tuyên truyền, vận động người dân; xây dựng được mối quan hệ gắn bó mật thiết với Nhân dân. Qua đó, tăng cường niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng.

Gặp gỡ, tìm hiểu hoạt động của trưởng ấp, kiêm bí thư, phó bí thư ở các ấp của nhiều địa phương, mới thấy rõ vai trò hạt nhân, trung tâm đoàn kết của tổ chức cơ sở đảng, hội, đoàn thể và người dân trên địa bàn. Dù còn nhiều khó khăn nhưng họ đã thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị được phân công. Nhiều bí thư, trưởng ấp luôn đổi mới phương thức vận động, tuyên truyền, phân công nhiệm vụ, đưa mô hình phát triển nhân rộng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Nhìn từ thực tiễn

Chúng tôi đến ấp Ông Ngươn, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, trong những ngày tháng 7, trời mưa tầm tã. Vốn là ấp khó khăn về điều kiện đi lại nên khi cùng trưởng ấp đi tìm hiểu tình hình đời sống, lao động sản xuất của người dân nơi đây phải đi bằng vỏ máy. Vì là ấp có vị trí địa lý, sông ngòi chằng chịt nên quá trình nắm bắt địa bàn gặp không ít khó khăn. Thế nhưng, ông Bào Văn Nhớ, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ấp Ông Ngươn, không quản khó khăn, đến từng hộ gia đình vận động bà con áp dụng cách làm mới, hiệu quả trong nuôi tôm, cua, mang lại hiệu quả cao.

Ông Bào Văn Nhớ (bìa phải) xuống địa bàn nắm tình hình sản xuất của người dân.

Ông Nhớ bộc bạch: “Bây giờ tình hình ổn hơn nhiều rồi, nhớ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, gần như tôi không có mặt ở nhà, phải lên xã nắm tình hình để về tuyên truyền lại cho người dân cách phòng tránh; hộ nào không liên lạc được bằng điện thoại thì đến tận nhà. Cực thì có cực nhưng vui, vì mình góp được một phần sức lực nhỏ bé cho sự phát triển chung của xã hội, nhất là giúp ích được cho người dân địa phương. Ðiều tôi vui nhất là bà con trên địa bàn chấp hành tốt pháp luật, tích cực lao động sản xuất, làm giàu cho gia đình và địa phương”.

Chính vì cách làm đó mà toàn ấp có 220 hộ, chỉ còn 3 hộ nghèo và 13 hộ cận nghèo. Cách đây 5 năm, trên địa bàn ấp có tới 20 hộ nghèo. Ðể có kết quả này, không thể không nhắc đến sự đóng góp của những người đầu tàu như ông Nhớ.

Gặp gỡ ông Trung Thành Công, Trưởng ấp Trại Lưới B, xã Lâm Hải, ông chia sẻ: “Lúc trước tôi làm công an viên phụ trách ấp, rồi được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng ấp, kiêm luôn phó bí thư chi bộ. Tính tới nay cũng đã 2 nhiệm kỳ rồi”.

Ông Trung Thành Công tìm hiểu đời sống của hộ nghèo, hộ Khmer trên địa bàn ấp.

“Thời điểm tôi mới nhận nhiệm vụ, vợ tôi không vui, vì tôi đi suốt ngày, không có thời gian chăm lo gia đình. Lâu dần, vợ tôi cũng quen và đồng cảm, sẻ chia", ông Công bộc bạch.

Mặc dù gánh vác “2 vai”, thường là kiêm nhiệm công việc chi bộ và ấp, nhưng lực lượng này đã thể hiện rất tốt vai trò, trách nhiệm của mình, gắn kết được sức mạnh, tinh thần đoàn kết Nhân dân ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương. Xét về góc độ cống hiến thì công việc của họ không hề nhỏ. Nghị định số 33/2023 sẽ phần nào hỗ trợ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp, khóm trong thời gian tới./.

 

Kim Cương - Lam Khánh

Bài 2: Vơi nguồn cán bộ đoàn cơ sở

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.