ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-10-24 23:17:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực phi thường của người thương binh

Báo Cà Mau Mang trên người thương tật, với một phần chân đã để lại chiến trường, nhưng người thương binh 2/4 Nguyễn Việt Hải (sinh năm 1962, quê gốc ở Bạc Liêu, hiện sinh sống tại Ấp 2, xã Tân Thành, TP Cà Mau) vẫn không ngừng nỗ lực lao động, vượt khó, thoát nghèo.

Lần theo con lộ nhánh (0,5 m) gập ghềnh, ngoằn ngoèo với chiều dài hơn 4 km và con kênh 6 Thước chừng hơn 1 km, mới đến được căn nhà của người thương binh 2/4 Nguyễn Việt Hải. Căn nhà cấp 4 đơn sơ nhưng kín đáo, vững chắc, là thành quả lao động không ngừng nghỉ và ý chí vượt khó, chắt chiu dành dụm của vợ chồng ông.

Ông Nguyễn Việt Hải cắt cá mồi nuôi 2 ao cá bống tượng.

Ông Hải sinh ra trong gia đình 11 anh em, cái nghèo khó cứ bủa vây. Năm 1985, ông Hải tham gia nghĩa vụ quân sự tại Sư đoàn 869 Sóc Trăng, rồi được nhận nhiệm vụ hậu cần, sản xuất giúp nước bạn Campuchia. Tuy không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng những khắc nghiệt, khó khăn của người lính ông đều nếm trải. Ðến tháng 10/1988, trong lần cùng đồng đội hành quân, do giẫm phải mìn, khiến ông mất đi một phần chân. Ông được đưa về nước điều trị thương tật, sau đó phục viên trở về quê nhà. Những năm tháng chiến đấu cùng đồng đội giúp nước bạn Campuchia, đã trui rèn cho ông ý chí kiên cường trước khó khăn, gian khổ.

Trở về quê hương, cuộc sống nghèo khó, cộng thêm bệnh tật của cha già nên đất đai lần lượt ra đi. Hoàn cảnh đưa đẩy ông Hải rời quê, đến Cà Mau rồi bén duyên cùng bà Nguyễn Thị Nương, xây dựng mái ấm gia đình tại ấp Cây Trâm, xã Ðịnh Bình. 

Ông Hải với cơ thể mất 1/3 chân phải, tỷ lệ thương tật 61% nên cuộc mưu sinh của vợ chồng ông chẳng dễ dàng gì. Sau thời gian làm nhiều nghề mưu sinh như đan sịa, nia, rồi mua bán hàng bông nhưng không cải thiện được kinh tế gia đình, ông bán ghe, lên bờ.

Ông được cha mẹ vợ cho 10 công ruộng tại kênh 6 Thước, Ấp 2, xã Tân Thành. Ruộng trũng, nhiều phèn, toàn năn bộp, canh tác lúa kém hiệu quả. Quyết tâm vươn lên bằng chính sức lao động của mình, ông đào kênh, bao ví đất, đắp bờ, làm cỏ, cải tạo đất để canh tác và dần mang lại hiệu quả.

Cuộc sống dần ổn định, có tích luỹ, ông mua thêm 4 công đất, rồi lên liếp, đắp nền nhà, đào ao nuôi cá, trồng cây ăn trái, rau màu. Năm 2006, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình ông cất được căn nhà trên diện tích 45 m2.

Quanh mảnh vườn của mình, không chỗ nào ông để đất trống. Ông trồng rau màu quanh năm, vừa phục vụ  bữa ăn hằng ngày, vừa có thêm tiền chi phí trong nhà.

Tích luỹ, vợ chồng ông đã xây ngôi nhà kiên cố với diện tích 120 m2. Từ hộ khó khăn, giờ đây thu nhập mỗi năm của gia đình gần trăm triệu đồng từ nuôi tôm, cua, cá bống tượng. “Là người lính Cụ Hồ, phải khắc ghi lời Bác dạy “Thương binh tàn nhưng không phế ”, vì thế mình phải tích cực lao động, vượt khó”, ông Hải tâm niệm.

Ông Nguyễn Việt Hải (bên phải) trao đổi kinh nghiệm sản xuất cùng đồng đội của mình.

Ðiều đáng trân quý ở thương binh Nguyễn Việt Hải là suốt 16 năm từ khi lập gia đình, với phần trợ cấp của Nhà nước, ông dành hết để báo hiếu cha mẹ ở quê nhà. Bản thân ông tích cực lao động, không ngại gian khó, khổ cực để lo cho vợ con có cuộc sống ấm no.

Ông Nguyễn Văn Lem, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Thành, cho biết: “Ông Nguyễn Việt Hải là tấm gương sáng về lao động và nghị lực vượt khó vươn lên. Dù bị thương tật, mất 1/3 chân phải, nhưng những việc ông làm không thua ai, từ việc nỗ lực phát triển kinh tế đến việc đối nhân xử thế. Ông luôn tích cực, xông xáo, chấp hành tốt các quy định của địa phương, đặc biệt là luôn quan tâm đến những đồng chí, đồng đội có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ khi họ cần”./.

 

Phan Thía

 

Công ty Cải tạo nhà uy tín

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động

Ngày 27/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ và đối thoại với doanh nghiệp kết hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh.

Giá lúa cao hơn cùng kỳ từ 500-2.000 đồng/kg

Nhiều bà con nông dân đang thu hoạch lúa hè thu cho biết, hiện thương lái cân lúa tươi cắt máy tại ruộng đối với giống OM18 dao động từ 7.500-7.800 đồng/kg, còn giống lúa OM5451 ở mức từ 7.000-7.300 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 9.000-9.500 đồng/kg, lúa ST24 và ST25 giá từ 9.700-10.500 đồng/kg. Với mức giá như trên thì bình quân giá lúa tươi được nông dân bán cao hơn từ 500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

U Minh tăng tốc thu ngân sách

Ðối mặt nhiều khó khăn, thách thức do một số nguồn thu sụt giảm, tình hình kinh tế phục hồi chậm, các nguồn thu phát sinh hạn chế; tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm, quyết liệt khai thác các nguồn thu, huyện U Minh đang tăng tốc thu ngân sách trong chặng nước rút.