ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 6-7-24 00:53:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người con xứ Ðầm

Báo Cà Mau Anh Lê Minh Sang (ngụ ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi) là người đàn anh học chung trường với tôi thời phổ thông, anh học hơn tôi 2 lớp. Tôi và anh đều là những người con của xứ Ðầm, từ xã vùng sâu ra huyện thuê trọ đi học. Những lần gặp anh, anh hay nói vui rằng học chữ ngán quá, chắc anh “buông”, về quê làm nông dân! Ai dè anh làm thiệt...

Không “buông” đam mê

Những năm 2000, huyện Ðầm Dơi bắt đầu chuyển dịch sản xuất, từ đất trồng lúa sang nuôi tôm. Thời điểm mới chuyển dịch, đất đai còn màu mỡ nên vuông tôm bà con trúng đậm, đặc biệt, đây là nguồn tôm sinh thái, rất tươi ngon. Thấy tiềm năng và chất lượng con tôm ở xứ sông Ðầm đâu thua vùng mặn Năm Căn, Ngọc Hiển nên anh Sang quyết định vừa tiếp gia đình canh tác vuông tôm, vừa mở thêm vựa thu mua tôm nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Anh Sang nhớ lại, đều đặn 5 giờ sáng, anh chạy vỏ máy rong ruổi khắp nơi, bắt mối thu mua tôm. Lượng tôm thu mua được nhiều, tươi ngon, giá tận gốc, nhưng sang cho vựa lớn liền tay thì lợi nhuận chênh lệch không cao. Anh nghĩ đến việc tận dụng nguồn nguyên liệu này chế biến tôm khô, đặc biệt là trữ lại để bán vào dịp Tết, được giá cao. Tuy nhiên, dấu ấn gian nan, vất vả nhất trong hành trình khởi nghiệp của anh cũng bắt đầu từ đây!

“Thời điểm cuối năm 2013, từ phương pháp thủ công, cơ sở sản xuất ra trên 200 kg tôm khô. Công sức để làm ra số lượng sản phẩm ấy không thể kể xiết. Nhưng điều đáng buồn hơn là tôm khô bảo quản sau 5-10 ngày thì bị mốc, phải bỏ đi; số tôm bán ra thị trường thì không thu tiền được. Lòng tôi nặng trĩu khi phải dứt ruột bỏ hàng trăm ký tôm khô, chặng đó lỗ gần 300 triệu đồng. Số tiền ấy là cả gia tài của tôi khi ấy...", anh Sang ngậm ngùi nhắc lại chuyện cũ.

Hơn 10 năm khởi nghiệp, vốn liếng mất trắng sau sự cố ấy, nhưng anh không “buông”. Anh nghĩ, thất bại ở đâu thì đứng lên từ đó, thế là anh mượn tiền cha mẹ, anh em để đầu tư lại và quyết dấn thêm lần nữa với nghiệp mà mình đã chọn.

Ðúc kết kinh nghiệm từ lần thất bại, tôm khô bị mốc do khâu phơi chưa đủ và đều; bảo quản chưa đạt yêu cầu do chưa có tủ đông; khâu chọn tôm nguyên liệu phải là tôm tươi sống thì chất lượng mới được như ý... anh Sang lần lượt khắc phục tất cả những hạn chế mắc phải trước đây, từng bước tạo ra sản phẩm tôm khô ưng ý.

Sau thất bại nặng nề, anh Sang đã cho ra sản phẩm tôm khô ưng ý, chinh phục được đông đảo khách tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Năm 2014, tôm khô của anh Sang đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam, được Sở Công thương tỉnh hỗ trợ đầu tư nhà sấy năng lượng mặt trời. Anh cũng đầu tư hàng trăm triệu đồng cho hệ thống tủ đông, thiết bị tiên tiến, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của một sản phẩm công nghiệp tiêu biểu. Anh đã chạm đến thành công!

Là Nông dân Việt Nam xuất sắc

Tháng 8 vừa rồi, anh Lê Minh Sang đón nhận tin vui, vinh dự là 1 trong 100 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước được Hội đồng Chung khảo Trung ương bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023”. Kết quả này thật xứng đáng với sự nỗ lực bền bỉ và quyết tâm của người nông dân hiền lành, chân chất này.

Sản phẩm Tôm khô Sông Ðầm đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023. 

Danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" được xét thành tích ở nhiều tiêu chí. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, liên tục 2 năm (2021-2022) anh Sang đạt lợi nhuận 1,2-1,5 tỷ đồng/năm. Ðồng thời, anh có nhiều đóng góp thiết thực cho công tác an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Năm 2020 và 2021, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, anh Sang và gia đình đã hỗ trợ trên 50 triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch. Thông qua Hiệp hội Doanh nghiệp, anh còn hỗ trợ nhu yếu phẩm, thức ăn, trị giá trên 100 triệu đồng. Năm 2022, anh tình nguyện giúp đỡ 12 hộ có hoàn cảnh khó khăn, số tiền hỗ trợ 25 triệu đồng. Hiện nay Hợp tác xã (HTX) Sông Ðầm do anh Sang làm Giám đốc tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 21 lao động ở địa phương; hỗ trợ vốn, kinh nghiệm sản xuất cho 35 lượt người...

Với sự bền bỉ, quyết tâm, anh Sang đã chuyển thế từ thất bại sang thành công, một chặng đường đầy chông gai và thử thách. Hiện tại, trong vai trò Giám đốc HTX Sông Ðầm, anh gánh trọng trách quản lý các khâu sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng, hiệu quả, đồng thời tăng cường các mối quan hệ, đầu mối để xúc tiến đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay, anh ang đã đầu tư nhà sấy năng lượng mặt trời và thiết bị tiên tiến, hiện đại, đảm bảo đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn của một sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hiện nay, HTX tập trung sản xuất 4 mặt hàng chủ lực: tôm đất bóc vỏ, tôm khô chà bông, tôm sú - thẻ ép, mắm tôm. Tất cả đạt chuẩn OCOP 3 sao. Hằng năm, HTX xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh trên 5 tấn sản phẩm. Theo lời anh Sang, để HTX tiến xa và bền vững, với những sản phẩm làm ra, anh đặc biệt chú trọng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường; đồng thời liên kết với nhiều đơn vị, cá nhân đồng hành hỗ trợ đầu ra, tăng sản lượng cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Sau này, tôi nhiều lần gặp lại anh, tại các buổi tập huấn mô hình kinh tế tập thể, hay trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gần đây là tham gia lễ công bố 37 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023, trong đó có sản phẩm tôm khô Sông Ðầm của anh. Nhắc đến thương hiệu Tôm khô Sông Ðầm, anh Sang bộc bạch: "Là người con của xứ Ðầm Dơi, nơi con tôm sinh sôi trong dòng chảy sông Ðầm mà trở thành đặc sản; với ý nghĩa đó, tôi lấy tên Sông Ðầm đặt làm thương hiệu cho sản phẩm của mình. Tôi mong muốn đưa đặc sản của quê hương đi xa và rộng khắp, bởi vốn dĩ quê hương luôn là động lực, sức mạnh cho tôi vươn lên trong mọi nghịch cảnh, khắc nghiệt của cuộc đời"./.

 

Loan Phương

 

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Xã khó khăn nỗ lực giảm nghèo

Nguyễn Phích là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hơn 8,3%. Nhằm nâng cao đời sống cho người dân, xã đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo.

Cần đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng ĐBSCL

“An ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách, cần có giải pháp chủ động thông qua các giải pháp công trình, phi công trình, thích ứng biến đổi khí hậu, khi tình hình hạn hán trong thời gian qua đã tác động lớn đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân, đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tiến độ phát triển của ĐBSCL”, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhận định tại Hội nghị điều phối vùng ĐBSCL lần thứ tư, tổ chức vào chiều 1/7 tại Cà Mau.

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Chi hội trưởng tiêu biểu

Trong 13 năm gắn bó với công tác hội, chị Ðoàn Oanh Muội, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh, được đánh giá là cán bộ hội gương mẫu, tận tuỵ. Ngoài ra, chị còn là tấm gương về sự cần cù, siêng năng lao động sản xuất.

Ðịnh hình diện mạo cầu Gành Hào

Cầu Gành Hào (địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi) là công trình quan trọng, điểm nhấn cuối trong trục hành lang kinh tế Ðông - Tây, từ Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) xuyên qua Phú Tân, Cái Nước, kéo dài đến Ðầm Dơi và sang thị trấn Gành Hào (huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Công trình trọng điểm này được tỉnh chọn là công trình chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII.

Người dân, doanh nghiệp cần chung lòng với chính quyền cải thiện chỉ số PCI, PGI

Các đơn vị, sở, ngành, địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị. Phải làm sâu rộng, quyết liệt hơn nữa, làm đến nơi đến chốn các giải pháp cải thiện chỉ số PCI, PGI. Đó là nhấn mạnh của ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI, PGI) năm 2024 vào sáng 28/6.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Tiếp sức cho doanh nghiệp, người nộp thuế

Ðể hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người nộp thuế (NNT), Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NÐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Ðây là một trong những chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho DN vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế.