ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-12-24 22:40:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người phụ nữ khéo tay hay làm

Báo Cà Mau (CMO) Không chỉ đảm đang, sống có tình có nghĩa, chị Dương Thị Hoa, ấp Công Bình, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời còn được mọi người nhắc đến là người phụ nữ khéo léo, sáng tạo.

Trong ngôi nhà gỗ đơn sơ của chị lúc nào cũng có rất nhiều thảm may bằng vải vụn, tranh thêu tay, các loại hoa như lụa, kẽm, pha lê. Chị Hoa chia sẻ, chị đam mê may vá, thêu thùa từ lúc còn nhỏ. Nhưng hồi xưa nhà nghèo, không có điều kiện học nghề đàng hoàng. Vậy mà lớn lên, hễ nhìn lướt qua cái gì 1 lần là chị làm được ngay.

Với sự kiên trì, sáng tạo, hiện nay chị sản xuất rất nhiều sản phẩm thủ công theo đơn đặt hàng, mang về nguồn thu nhập khá cho gia đình. Sản phẩm của chị Hoa làm ra ngoài tiêu thụ cho bà con trong vùng, còn bỏ mối cho các điểm chợ ở thị trấn Sông Đốc và Trần Văn Thời.

Chị Hoa cho biết: “1 tháng bán ít nhất 40 tấm thảm các loại. Từ nghề làm thảm mỗi năm tôi thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên”.

Khéo tay hay làm, cái gì đẹp là chị Hoa mày mò làm theo. Ngoài may thảm, chị còn thêu tranh, làm hoa kẽm, pha lê, gần đây còn làm thêm hoa lụa. Trong khi đầu ra của hoa làm từ pha lê còn gặp khó, chị Hoa chuyển sang làm những con vật, có giá từ 10.000-15.000 đồng/sản phẩm.

Những bình hoa xinh đẹp được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của chị Hoa.

May thảm, thêu tranh, làm hoa, công việc tất bật từ sáng đến tối nhưng chị Hoa vẫn tích cực tham gia sinh hoạt chi hội phụ nữ ở ấp, trở thành tấm gương hội viên tiêu biểu có thành tích xuất sắc 5 năm trong phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 2 cuộc vận động của Hội LHPN Việt Nam.

Nhìn cuộc sống thoải mái, không lo cái ăn cái mặc của chị Hoa hôm nay, mấy ai biết rằng, cuộc đời của chị cũng lắm gian truân. Ngoài 40 tuổi, chị Hoa đã phải chịu cảnh một thân một mình nuôi 2 con còn thơ dại. 14 năm qua, chị vừa làm mẹ, vừa làm cha, chăm sóc, dạy dỗ các con.

Là trụ cột trong gia đình nên chị Hoa làm cả công việc của đàn ông như: nuôi tôm, lợp nhà, đóng bàn ghế. Gia tài có mấy công đất canh tác làm sao lo nổi chuyện cơm áo, học hành của các con nên chị Hoa phải ráp chài, ráp lú mướn, róc lạt dừa bán. Thân phụ nữ như chị mà sức làm như đàn ông khoẻ mạnh, việc gì chính đáng làm ra tiền chị đều làm để nuôi con. Bao năm vất vả, giờ đây các con của chị đã khôn lớn, có nghề nghiệp ổn định.

Khi đời sống ổn định, chị Hoa nghĩ đến chị em trong xóm, nhiều người chưa có việc làm, chủ yếu ở nhà làm nội trợ nên chị dự định: “Đầu năm tới, tôi sẽ vận động chị em thành lập tổ làm hoa, mở rộng quy mô hơn, rồi phối hợp với công ty ở Cần Thơ để giải quyết đầu ra. Nhất định phải tạo điều kiện để chị em có thêm việc làm, nâng cao thu nhập”.

Chị Thái Thị Tựa, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Phong Lạc, cho biết: “Chị Hoa là tấm gương điển hình trong hội viên phụ nữ về ý chí vượt khó, tích cực lao động, tham gia công tác hội. Việc may thảm, làm hoa của chị đang mở ra mô hình kinh tế mới. Nếu đầu ra ổn định, hội sẽ hỗ trợ chị em về vốn để phát triển”./.

Ngọc Minh

 

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Sử dụng hàng Việt - Nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng

Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đã giúp Cuộc vận động (CVÐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt là CVÐ) ngày càng lan toả mạnh mẽ.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Giải pháp tài chính hay “bẫy nợ” tiềm ẩn?

Thẻ tín dụng hiện nay trở thành công cụ tài chính phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng cũng kéo theo những mối nguy không thể xem nhẹ.

Ðảng viên điển hình phát triển kinh tế

Gia đình ông Trần Quốc Hưng, 49 tuổi, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ là điển hình trong phát triển kinh tế từ trồng hoa màu theo Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc "Phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập”.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Vốn tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh đã và đang chung tay thực hiện hiệu quả Nghị định số 28/2022/NÐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) (Chương trình). Về vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi cụ thể cùng ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc NHCSXH tỉnh.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).