ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 19:35:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhà thơ Thiên Hà và cái duyên để "Nhớ nhau hoài"

Báo Cà Mau (CMO) Làm báo, viết truyện ngắn, tiểu thuyết, làm thơ, viết kịch bản…, món nào ông cũng làm tốt. Đặc biệt, những bài thơ của ông sau khi được phổ nhạc đã làm cho khán thính giả nhiều thế hệ say đắm và thuộc lòng, trong đó các bài: “Nhớ nhau hoài”, “Gió về miền xuôi”, “Xa dấu ngựa hồng”… là những điển hình. Ông là Nhà thơ Thiên Hà, một trong những người con Cà Mau lập nghiệp ở Sài Gòn rất sớm và có nhiều thành công trong lĩnh vực văn chương.

Hay tin ông về Cà Mau, tôi vội vã xin một cái hẹn.Thật lạ, lần đầu gặp nhau nhưng tôi và ông như thể đã quen nhau từ thuở nào, bao lo lắng ban đầu trong tôi tan biến, thay vào đó là những câu chuyện gần gũi và thú vị. Ông cho biết, ông là người Cà Mau chánh gốc, quê ông ở Tân Duyệt - Đầm Dơi, dù đã xa quê lâu lắm rồi, nhưng mỗi khi giới thiệu về mình với ai đó ông vẫn thích nói: "tôi là người Cà Mau".

Nhà thơ Thiên Hà.

Được mọi người biết đến khi còn rất trẻ, qua những bài thơ viết về tình yêu, về quê hương, đất nước, nhưng đến năm 21 tuổi, Nhà thơ Thiên Hà mới vào học Đại học Văn khoa. Lúc này cuộc sống rất khó khăn, ông phải làm đủ thứ việc để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt. Một hôm biết được Báo Tiếng Chuông có cuộc thi truyện ngắn và hằng ngày đều có đăng truyện ngắn trên báo, ông tham gia ngay.

Một tác phẩm trong tập thơ "101 bài thơ tình trên tờ lịch cũ" của nhà thơ Thiên Hà.

* Bài thơ “Nhớ nhau hoài” và “Gió về miền xuôi” khi phổ nhạc đã được công chúng đón nhận, yêu mến. Mấy mươi năm rồi, 2 bài hát này vẫn còn sức sống mãnh liệt trong lòng khán, thính giả yêu thơ, yêu âm nhạc. Ông có thể kể cho độc giả những kỷ niệm trong quá trình sáng tác?Cuối năm đó (1962), ông "ẵm" luôn giải truyện ngắn của Báo Tiếng Chuông. Từ đó bắt đầu nhiều tờ báo ở Sài Gòn mời ông cộng tác viết truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ. Cuộc sống của ông bắt đầu dễ thở hơn.

Thơ của ông nhẹ nhàng, như ru lòng người, chất chứa tình cảm của quê hương. Trong lần về thăm quê này, ông tặng tôi tập thơ vừa phát hành. Trong tập thơ này, tôi rất thích bài thơ “Ngày tôi về thăm quê”, vì nghe man mác buồn nhưng gần gũi, thiết tha. Ông cho biết, bài thơ được ông viết trong một lần về quê: Ngày về thăm quê/Đường làng xa bến nước/Chân trần lạc dấu xưa/Đâu bờ tre ngõ trúc/Ngày tôi về thăm quê/Trưa hè nung phượng đỏ/Nắng rát bỏng thịt da/Thèm mưa và khát gió/Ngày tôi về thăm quê/Bông sậy như mây trắng/Còn đâu những tán me/Cho em thơ trốn nắng/… Ngày tôi về thăm quê/Xôn xao miền ký ức/Em nón lá nghiêng che/Tuổi thơ trôi mất hút!... Đầm Dơi một chiều nắng hạ.

* Đến nay, ông có bao nhiêu bài thơ được phổ nhạc?

Nhà thơ Thiên Hà: Tôi đã có hơn 60 bài thơ được phổ nhạc với nhiều nhạc sĩ, trong đó nhiều bài được công chúng biết đến.
* 60 bài thơ được phổ nhạc đối với một nhà thơ là con số khá ấn tượng. Chắc hẳn thơ của ông có sức hấp dẫn đặc biệt?

Nhà thơ Thiên Hà: Xưa nay tôi vẫn làm thơ theo cảm xúc, nên khi nào cảm xúc thật sự thì mới làm. Tôi còn nhớ, có lần Nhà văn Nguyễn Quang Sáng nói với mọi người “Thơ Thiên Hà nó hảo hớn lắm, trong thơ có nhạc nên mấy ông nhạc sĩ khoái phổ nhạc là chuyện bình thường”.

Nhà thơ Thiên Hà: Năm 1966, tôi ở trọ tại xóm Vườn Chuối - Sài Gòn. Phòng trọ đối diện có một cô bé mái tóc dài, chiều nào cũng ra chải tóc ngoài ban công. Từng lọn tóc dài bay trong gió nhìn rất đẹp. Nhiều lần tôi muốn qua làm quen nhưng ngại nên không dám. Đến một ngày cận kề mùa xuân, tôi không thấy cô gái ấy xuất hiện chải tóc mỗi chiều nữa. Tôi thẫn thờ như người thất tình, vậy là cầm viết sáng tác: “Em ở nơi nào/Có còn mùa xuân không em?/Rừng ngàn lá gió/Từng đêm nhắc nhở thì thầm/Nắng ở trên đầu/Nắng trong lòng phố/Gió ở trên non? Gió cuốn mây về…”.

Bài thơ viết vừa xong còn để trên bàn thì Nhạc sĩ Anh Việt Thu tới chơi và cầm đọc, ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi ảnh nói "để tao phổ nhạc bài thơ này cho mầy".

Thật tình mà nói, lúc đó tôi cũng chẳng để ý gì nhiều, vì tôi viết là để thoả mãn sự đam mê thôi chớ không nghĩ ngợi gì hết. Ít lâu sau, bài nhạc ra đời, được Ca sĩ Duy Khánh mua bản quyền trong vòng 1 năm với giá 10.000 đồng. Khỏi phải nói tôi vui cỡ nào, chạy đi mua rượu về đãi anh em. Tôi còn nhớ, lúc đó mỗi chai rượu Hennessy là 1.000 đồng, vậy là tôi mua liền 10 chai, mời anh em thân thiết về nhậu mấy ngày liền.

Năm sau thì bài “Gió về miền xuôi” ra đời, trong một lần đưa người chị đi thăm chồng trong chiến khu. Bài này cũng được anh Anh Việt Thu phổ nhạc và người trình bày đầu tiên là Ca sĩ Nhật Trường.

* Hiện tại công việc của ông như thế nào? Chắc hẳn ông đang ấp ủ nhiều dự định sắp tới?

Nhà thơ Thiên Hà: Hiện tại tôi vẫn sáng tác thơ và làm chủ biên tủ sách "Bến tâm hồn". Đây là tủ sách chuyên giới thiệu các văn nghệ sĩ vang bóng một thời ở miền Nam trước đây. Tủ sách này được ra mắt từ năm 2007, đến nay được 7 cuốn. Ngoài ra, khi nào rảnh rỗi tôi tranh thủ đi thực tế, trước là để thăm bạn bè, sau là tìm nguồn cảm hứng hoàn thành 2 quyển sách: tập thơ “Mây phương Nam” và bút ký “Hành trình bút mực”. Hy vọng 2 tập sách này sẽ ra mắt độc giả trong năm nay.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này. Chúc ông nhiều sức khoẻ để thực hiện niềm đam mê sáng tác của mình!

Khởi Huỳnh

Nhà thơ Thiên Hà tên thật là Dương Cao Thâm, sinh năm 1940, tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, hiện đang sống ở Quận 9, TP Hồ Chí Minh. Ông có hơn 60 bài thơ được phổ nhạc, trong đó có nhiều bài rất nổi tiếng như: “Gió về miền xuôi”, “Nhớ nhau hoài”, “Xa dấu ngựa hồng”… Ngoài ra, ông còn viết tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ký, kịch bản phim. Đến nay, ông đã in trên 20 quyển sách và hàng ngàn bài báo đủ thể loại. Trước năm 1975 ông viết cho nhiều tờ báo ở Sài Gòn. Sau năm 1975, ông cộng tác với báo Tuổi Trẻ. Ông về hưu năm 2003 khi công tác ở Báo Công An TP Hồ Chí Minh.

 

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.