ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 29-6-24 12:10:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhân văn nguồn vốn tín dụng ưu đãi

Báo Cà Mau Nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đã chủ động đẩy mạnh thực hiện công tác uỷ thác cho vay với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống cho hội viên nông dân.

Bà Lê Thanh Thảo, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, cho biết, hiện Hội Nông dân xã nhận uỷ thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, quản lý 7 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), cho 409 hộ vay 11 chương trình tín dụng, với tổng dư nợ hơn 9,5 tỷ đồng (nợ quá hạn chỉ hơn 31 triệu đồng).

Anh Nguyễn Thanh Tuyền, ấp Thạnh Ðiền, xã Lý Văn Lâm sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông. Những năm trước, anh được các hộ dân lân cận cho mượn đất để mở rộng diện tích trồng rau màu nhưng gặp khó khăn về nguồn vốn. Năm 2022, thông qua Tổ TK&VV ấp Thạnh Ðiền, xã Lý Văn Lâm thuộc Hội Nông dân xã quản lý, anh Tuyền được bình xét cho vay 50 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế.

Với số tiền được vay ưu đãi, anh đầu tư trồng dưa leo, dưa hấu, nuôi cá nước ngọt... Từ sự cần cù, chịu khó và khéo léo trong làm kinh tế, mỗi năm anh Tuyền thu nhập gần trăm triệu đồng. Giờ đây, kinh tế gia đình anh ổn định, các con được đi học tử tế. Anh được đánh giá là một trong số hội viên điển hình đóng lãi và tham gia gửi tiết kiệm rất tốt để trả dần nợ gốc và lãi.

Anh Nguyễn Thanh Tuyền bày tỏ: “Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đối với gia đình tôi rất ý nghĩa. Nhờ số tiền này mà gia đình tôi mở rộng sản xuất nông nghiệp, nhờ đó mà cuộc sống thoải mái hơn trước. Hy vọng thời gian tới, tôi tiếp tục được hỗ trợ vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất”.

Chị Cao Thị Minh Hương, ấp Thạnh Ðiền, sau nhiều năm làm lụng, tích góp cất được căn nhà cấp 4 nhưng vẫn còn thiếu tiền khoan cây nước và xây dựng nhà vệ sinh tự hoại. Nhằm chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện để gia đình chị có nơi ăn chốn ở tốt hơn, thông qua Tổ TK&VV ấp Thạnh Ðiền, chị được xét cho vay 20 triệu đồng để hoàn thiện căn nhà.

Chị Cao Thị Minh Hương bộc bạch: “Nhờ được vay vốn ưu đãi kịp thời mà gia đình tôi đã làm được cầu vệ sinh và khoan cây nước. Nếu vay bên ngoài, lãi suất rất cao mà chưa chắc đã vay được kịp thời. Với tôi, chương trình tín dụng này rất thiết thực và ý nghĩa”.

Khi căn nhà được xây cất hoàn thiện, chị Cao Thị Minh Hương tập trung phát triển kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Lệ Chi, Tổ trưởng Tổ TK&VV ấp Thạnh Ðiền, cho biết: “Chúng tôi luôn nắm bắt kịp thời hoàn cảnh, nhu cầu, tâm tư của hội viên và áp dụng, thực hiện đúng quy trình cho vay vốn. Ða số hội viên trên địa bàn ấp đều sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có tinh thần trách nhiệm, trả gốc, lãi đúng thời gian, đúng quy định”.

Chị Cao Thị Minh Hương, ấp Thạnh Ðiền (bên trái) đóng lãi và tham gia gửi tiết kiệm cho Tổ trưởng Tổ TK&VV ấp đúng thời gian, quy định.

"Hội Nông dân xã thường xuyên triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến đối tượng thụ hưởng; giám sát và quản lý hoạt động của các tổ TK&VV để tránh thất thoát, chiếm dụng vốn, sử dụng vốn vay không hiệu quả. Từ nguồn vốn vay ưu đãi đã tạo điều kiện và khích lệ hội viên nông dân xã tích cực lao động sản xuất, nâng cao thu nhập. Qua đó, góp phần giúp nhiều hộ vươn ổn định cuộc sống và khá giả, số hộ nghèo giảm dần", bà Lê Thanh Thảo phấn khởi chia sẻ./.

 

Mỹ Lệ

 

Chuyển đổi nghề tạo sinh kế, khai thác bền vững

Những năm gần đây, sản lượng khai thác biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển giảm đáng kể, nhất là khai thác gần bờ. Huyện đang tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi nghề theo hướng vươn khơi, tạo sinh kế bền vững cho các hộ này.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.

Phát triển ngành công nghệ sinh học

Ông Ðoàn Hữu Nghị, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ (Trung tâm), Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), cho biết: “Thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thời gian qua, Trung tâm được ngành chức năng đầu tư các kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao và làm chủ một số công nghệ quan trọng để phát triển, ứng dụng CNSH trên các lĩnh vực".

Toàn tâm phục vụ người dân, doanh nghiệp

Theo công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Cà Mau năm 2023 xếp thứ 22/63 tỉnh, thành trong cả nước (tăng 36 bậc), xếp thứ 6/13 tỉnh, thành khu vực ÐBSCL, tăng 6 bậc so với năm 2022 và nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt trên bản đồ PCI cả nước. Ðây là lần đầu tiên Chỉ số PCI Cà Mau đứng thứ hạng cao nhất từ trước đến nay.

Thêm hướng giảm nghèo

Nuôi chồn hương phát triển kinh tế gia đình không lạ, nhưng thực hiện dự án giảm nghèo bằng việc hỗ trợ nuôi chồn hương cho hộ dân thì là chuyện mới và đang được Hội Nông dân phường Tân Thành, TP Cà Mau, tiên phong thực hiện.

Cán bộ hội giỏi giang

Không chỉ năng nổ, nhiệt tình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác hội, anh Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau, còn là tấm gương sáng trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương.

Nhiều hứa hẹn từ CamaUP’24

Hiện tỉnh đang chuẩn bị cho sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp Cà Mau 2024 (CamaUP’24). Phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi với ông Triệu Thanh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (iPEC), xung quanh công tác này.

Tăng thu nhập từ ngó sen

Hơn 8 giờ sáng, anh Nguyễn Hoàng Vũ (quê huyện Thới Bình, hiện đang ở trọ tại Phường 9, TP Cà Mau) cùng vợ là chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân đã thu hoạch được hơn 10 kg ngó sen, mang đi giao cho vựa tại Phường 7, giá 30 ngàn đồng/kg. “Các vựa khác gọi điện giao 20 kg nữa, phải nhổ thêm, tuy cực nhưng hôm nay thu nhập nhiều hơn”, anh Vũ vui vẻ chia sẻ.

Thăm vườn sầu riêng "xứ tràm"

Mỗi mùa sầu riêng, ở Cà Mau, hầu như ai cũng dễ dàng chọn mua một vài trái ở các chợ hay người bán trên mạng. Nhưng muốn tận mắt thấy trái sầu riêng trên cây thì phải đi tham quan vườn sầu riêng, vườn trái cây ở các tỉnh lân cận.

Cua Năm Căn phải thắng ngay trên “sân nhà”

Năm Căn được mệnh danh là nơi có con cua ngon nhất ở Cà Mau. Với vùng sản xuất có diện tích gần 21.000 ha, cùng với nhãn hiệu tập thể (NHTT) Cua Năm Căn đã được khẳng định vững chắc, ngành hàng cua đã, đang và sẽ là ưu tiên chiến lược của địa phương. Tuy nhiên, trước những thách thức về dịch bệnh, biến đổi khí hậu; tư duy và thói quen sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu; thương hiệu con cua Năm Căn đang đứng trước những biến động khó lường.