ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 09:46:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhịp sống xứ rừng

Báo Cà Mau (CMO) Nhắc đến U Minh mọi người nghĩ ngay đến vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nổi danh với những cánh rừng tràm bạt ngàn xanh ngát, cùng nhiều sản vật tự nhiên từ đồng ruộng cho đến biển khơi. Và cũng từ đây, nhiều lão nông đã hiện thực hoá giấc mơ làm giàu ngay trên mảnh đất bom cày, đạn xới ngày nào.

Theo tổng thể quy hoạch sản xuất, huyện có 3 vùng sinh thái, từng vùng có những mô hình sản xuất mang tính đặc trưng riêng. Nếu như vùng chuyển dịch sản xuất 1 vụ lúa kết hợp nuôi tôm theo hướng đa cây, đa con thì vùng ngọt hoá làm lúa 2 vụ và trồng màu, chăn nuôi. Trên lâm phần, ngoài cây rừng, người dân còn tận dụng bờ bao để trồng cây ăn trái, nuôi cá đồng và phát triển các ngành nghề truyền thống kết hợp du lịch sinh thái.

Mô hình trồng quýt của anh Nguyễn Văn Linh, Ấp 11, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm. Ảnh: LOAN PHƯƠNG

Ða dạng mô hình kết hợp

Trong những ngày giáp Tết, chúng tôi có dịp trở lại U Minh, một anh bạn đồng nghiệp phấn khởi khoe: Ông Phạm Xuân Quang, Ấp 12, xã Khánh Thuận, là hộ trồng tràm thâm canh, trồng cây ăn trái, nuôi cá đồng, kết hợp chăn nuôi heo, gà, vịt cho thu nhập hàng năm trên 200 triệu đồng.

Cách đó không xa, cùng mô hình vườn - ao - chuồng cho thu nhập hàng năm ổn định, anh Phan Thanh Tùng phấn khởi cho biết: “Ngày xưa ở đây nghèo khổ lắm, nguồn thu nhập chủ yếu là dựa vào cây rừng. Từ khi chuyển sang trồng tràm thâm canh, ai cũng sản xuất theo kiểu lấy ngắn nuôi dài, “tích tiểu thành đại” nên đủ ăn và khá, giàu, nhà nào cũng có ti-vi, tủ lạnh, xe máy… Ngoài ăn ngon, mặc đẹp, mọi người còn chú trọng đến việc chăm sóc sức khoẻ và học hành của con em”.

Tai nghe, mắt thấy, tuy ở giữa ruột rừng, nhưng có không ít căn nhà tường khang trang, đầy đủ tiện nghi, trị giá hàng tỷ đồng. Dưới các con kênh, ghe chở tràm sau khai thác nối đuôi nhau ngược xuôi, trên bờ những chiếc xe tải len lỏi qua từng xóm, ấp đến tận nơi để thu mua các mặt hàng nông, lâm sản của người dân.

Nhờ chuyển đổi đúng hướng cùng với các giải pháp tăng cường chuyển giao khoa học - kỹ thuật mà giờ đây, người dân đã biết cách kê liếp trồng rừng thâm canh, kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn trái. Từ các mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng tại Ấp 14, xã Khánh An; trồng táo ở Ấp 8, xã Khánh Hội; nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở các xã Khánh Lâm, Khánh Hoà… giúp không ít nông dân thu nhập cao, ổn định. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo vùng nông thôn U Minh từ 25% vào năm 2000 nay giảm còn 7,65%; hộ cận nghèo còn 499 hộ, chiếm 1,91% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện.

Hấp dẫn bánh xèo, rau rừng - món ẩm thực dân gian Nam Bộ tại Ðiểm Du lịch Hương Tràm U Minh. Ảnh: HUỲNH LÂM

Mở hướng du lịch

Bên cạnh các mô hình kinh tế, U Minh nổi danh với những vườn cây ăn trái trĩu quả, tạo nên khung cảnh hữu tình, rất thích hợp cho phát triển du lịch. Ðến với U Minh, du khách còn được tham quan trải nghiệm tại nhiều điểm du lịch sinh thái như Hương Tràm, Khang Huy, Sông Trẹm, Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Du khách được giải trí với nhiều dịch vụ và thưởng thức các món ăn đặc sản, truyền thống mà không nơi nào có được như: lẩu mắm, rau rừng, lươn um, cá lóc nướng trui…

Trong chuỗi sự kiện "Cà Mau - Ðiểm đến 2022", U Minh tổ chức sự kiện "Hương rừng U Minh" với chủ đề "Hành trình đến du lịch xanh" đã góp phần quảng bá, giới thiệu những nét văn hoá, du lịch đặc trưng, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị như: đua xuồng ba lá trên sông Cái Tàu, tổ chức các trò chơi dân gian, đi bộ xuyên rừng... và cùng thưởng thức đặc sản U Minh. Ðặc biệt, tại sự kiện, Ban Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận kỷ lục "Tổ ong lớn nhất Việt Nam" và "Lẩu mắm lớn nhất Việt Nam". Niềm vui như được nhân lên với vùng đất mến khách khi người dân nơi đây nhận được thông tin: giải Marathon năm 2023 trong chuỗi sự kiện "Cà Mau - Ðiểm đến 2023" sẽ được tổ chức tại U Minh.

Mô hình màu - lúa - rừng phát huy hiệu quả của bà con sống trên đất lâm phần. (Trong ảnh: Chị Nguyễn Cẩm Tú, Ấp 12, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, chăm sóc rau màu). Ảnh: LOAN PHƯƠNG

Song song với phát triển du lịch, thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, đến nay, toàn huyện có 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao. Riêng năm 2022, huyện đăng ký công nhận 8 sản phẩm OCOP, đến nay, hội đồng cấp huyện đánh giá, phân loại sản phẩm mật ong rừng tràm Năm Quốc đạt 3 sao.

Sự thay da, đổi thịt của làng quê U Minh hôm nay thể hiện nỗ lực quyết tâm của cấp uỷ, chính quyền và sự đồng lòng chung sức của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều công trình hạ tầng giao thông, trạm y tế, trường học, nhà văn hoá... được sửa chữa, xây dựng khang trang, đạt tiêu chí quốc gia, đáp ứng kịp thời việc chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, học tập của Nhân dân. Cùng với đó, những mô hình kinh tế mới đang len lỏi vào những cánh rừng tràm bạt ngàn, tạo làn gió mới trong sản xuất, từng bước giúp người dân dưới tán rừng ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng.


Năm 2022, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản của huyện 66.900 tấn (có 15.500 tấn tôm), tăng trên 5.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách ước thực hiện 69,1 tỷ đồng, đạt 138,2% chỉ tiêu nghị quyết. Ðến nay, toàn huyện trên 25.422 hộ sử dụng điện, đạt 98,09%. "Công tác chăm lo, hỗ trợ các đối tượng người có công, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em… luôn được Ðảng bộ huyện quan tâm. Trong năm qua, huyện đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ đến thăm hỏi, tặng quà cho 14.930 lượt người, với số tiền gần 7 tỷ đồng", ông Huỳnh Minh Nguyên, Chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết.


 

Trung Đỉnh

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Giá gạo ổn định, giá vàng tăng

Thông tin từ Sở Tài chính, từ ngày 17-23/7/2024 giá gạo ổn định trở lại. Theo đó, lúa loại khô được các thương lái thu mua phổ biến ở mức giá 7.000-9.000 đồng/kg tuỳ thuộc vào chủng loại, chất lượng. Giá gạo tẻ thường tại TP Cà Mau là 17.500 đồng/kg, bình quân trong tỉnh là 18.407 đồng/kg.

Khởi nghiệp tại quê nhà

Tận dụng diện tích trong nhà, anh Trần Minh Ðăng (Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi rắn ri tượng. Không chỉ mở ra hướng đi mới cho gia đình, đây cũng là nguồn thu nhập giúp anh Ðăng vươn lên trong cuộc sống.

Nhiều diện tích lúa hè thu bị ngập úng do mưa

Hơn một tuần qua, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời nói riêng đã hứng chịu những cơn mưa lớn kéo dài khiến gần 570 ha lúa hè thu bị ngập úng, gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Giá vàng ổn định so với tuần trước

Theo báo cáo của Sở Tài chính, trên địa bàn thành phố Cà Mau, giá bán ra vàng SJC 99,99% ổn định so với tuần trước, vàng SJC 99,99% tại cửa hàng SJC Chi nhánh Cà Mau: 7.698.000 đ/chỉ.

Cầu nối lan toả tín dụng chính sách

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là ngân hàng duy nhất thực hiện uỷ thác vốn tín dụng chính sách cho các tổ chức chính trị - xã hội. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các hội, đoàn thể, đặc biệt là thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), thời gian qua nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân kịp thời, thuận lợi, hiệu quả.

Phát huy lợi thế ngành nghề nông thôn

"Phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập người dân, góp phần tôn tạo, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế hiện đại" là một trong những mục tiêu trong Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

“Quỹ Tình thương” đồng hành cùng phụ nữ

Thành lập với mục đích hỗ trợ, đồng hành cùng phụ nữ trong đời sống kinh tế, “Quỹ Tình thương” đã tạo động lực cho nhiều chị em xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.