ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 05:26:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhớ mùa cá lên

Báo Cà Mau (CMO) Những cơn mưa đầu mùa bắt đầu nặng hạt trút xuống ruộng, vườn, làm dịu đi cái nóng bức. Nước đã mấp mé bờ ao, những vết đất nứt nẻ đang dần khít lại sau những ngày dài nắng hạn khô hanh. Ếch, nhái lại ngân nga, báo hiệu mùa mưa đã bắt đầu.

Sau thời gian dài tắm mưa, bọn trẻ chúng tôi hơn chục đứa, rủ nhau chạy dọc theo những luống cày, bờ kênh để đón nhận "lộc trời". Trong tích tắc, đứa xách nơm, đứa thì đeo giỏ, đứa mang cả cái thùng nhựa to đùng, cùng đi bắt cá lên.

Với đặc tính trời ban, những loại cá đồng có khả năng sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt, sình bùn, vùng đất khô nứt nẻ. Bởi, chỉ cần bên dưới ẩm ướt là chúng sống được qua cả mấy tháng mùa khô. Sau cơn mưa lớn đầu mùa, chúng lập tức trồi lên tìm đường sinh sản. Mỗi khi mưa lớn, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đàn cá rô dùng hai cái mang bén nhọn lóc qua những mương vườn, bờ ao hoặc băng qua lộ ở quê. Với cá lóc, chúng không có mang bén nhọn như cá rô, nhưng thân dài, nhảy vọt xa lên bờ kênh, tìm đường đến đồng ruộng.

Người dân quê thường đi bắt cá lên vào đầu mùa mưa.

Tôi còn nhớ như in, trước đây, con cá đồng ở quê nhiều vô kể, cứ vào đầu mùa mưa, lũ cá ở kênh, rạch, ao sau những ngày tháng "nhớ đồng", bắt đầu tranh nhau tìm nơi sinh sản. Những con cá lóc, cá rô, cá trê... nếu là con đực thì ốm nhách, dài ngoằn, con cái thì bụng mang đầy trứng, chen nhau ngược đường nước, vượt cạn, để tìm đến nơi ở mới. Lũ trẻ chúng tôi vừa đi, vừa chạy, cứ thấy bất kể loại cá nào là cả nhóm nháo nhào vây bắt. Khi bắt được con cá lớn, cả nhóm khoe nhau, quên hết lời mẹ dặn "đầu mùa mưa sấm sét nguy hiểm, không nên ra đồng".

Ngày ấy, quê tôi người dân còn nghèo, cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn nói chi chỗ vui chơi giải trí. Vào 3 tháng hè, trẻ ở quê chỉ có thú vui dầm mưa, dang nắng, tắm sông, giăng câu, bắt cá. Riết rồi quen, tóc đứa nào cũng cháy nắng vàng hoe, da đen như bá súng. Trai cũng như gái, chẳng đứa nào bị sổ mũi hay cảm lạnh dù ướt sũng dưới mưa hàng giờ đồng hồ.

Trước khi chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, quê tôi canh tác lúa mùa một vụ, tôm, cá nhiều vô kể, mà toàn là cá tự nhiên.

Vào mùa đìa, từ tháng Giêng đến giữa tháng 3 âm lịch, thanh niên, cánh đàn ông thì xúm nhau tát đìa, thu hoạch cá, còn phụ nữ làm cá, làm mắm. Khi chụp hay tát đìa, thu hoạch cá đồng, ai cũng chừa lại một phần cá ở đáy đìa làm giống cho mùa sau. Vì thế, có những con cá lóc sống từ năm này qua năm nọ, sống lâu đến "còm lưng", cân nặng 4-5 kg là chuyện không hiếm. Theo lời kể của ông bà nội tôi, những con cá này sống ở khẩu đìa nào thì cứ đến mùa mưa nó lại ra đồng sinh sản, đến hết mùa mưa dẫn dụ thêm nhiều loại cá khác về lại ao, đìa đó. Cứ thế, khi thu hoạch cá, ai cũng chọn vài con cá bự nhất để thả lại làm “thủ lĩnh”. 

 Cá rô đồng thịt thơm ngon, béo và bổ dưỡng

Dần theo thời gian, cuộc sống ngày càng thay đổi, nông dân chuyển từ một vụ lúa mùa sang canh tác lúa 2 vụ lúa, 1 vụ màu/năm. Môi trường sống của con cá đồng ngày càng thu hẹp, không còn nhiều như trước.

Cùng với đó, nông dân dùng nhiều loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng đến môi trường sống của cá. Cách đánh bắt tận diệt bằng xung điện cũng làm cá đồng ngày càng ít đi. Ðặc biệt, đầu mùa mưa, tình trạng khai thác, mua bán cá non thường xuyên tái diễn tại các chợ làm nguồn cá đồng càng cạn kiệt nhanh hơn.

Làng quê bây giờ nhiều thay đổi, những cơn mưa đầu mùa bắt đầu nặng hạt, lũ cá vẫn lên đồng. Chỉ có điều không còn nhiều như trước. Tụi con nít giờ có cuộc sống đầy đủ, nhiều thú vui chơi giải trí trong những tháng hè nên chuyện bắt cá lên chẳng có sức hút với chúng. Hình ảnh một đám nhóc, đứa xách nơm, đứa đeo giỏ, đứa mang thùng nhựa chỉ còn trong ký ức...

 

Trung Ðỉnh

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.