ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 4-12-23 23:18:45

Những người mở đường - Bài cuối: Xóm “nhà không cửa” đỏ lửa làng nghề

Báo Cà Mau (CMO) Ngay phía trước cổng Khu Du lịch Mũi Cà Mau, du khách thường chọn ghé dãy hàng quán tươm tất, bày đầy ắp các đặc sản địa phương. Cách đây chưa bao lâu, nơi đây chính là một phần của xóm “nhà không cửa”, nét văn hoá thời mở đất, lập làng mà nhiều người đã được nghe hoặc biết đến. Còn người tại chỗ hay gọi đó là “khu 67 hộ”, nay là khu tái định cư gắn với việc sắp xếp, phát triển làng nghề truyền thống để ổn định sinh kế, phát triển du lịch.

>> Bài 1: Cháy bỏng tình yêu với Mũi Cà Mau

>> Bài 2: Bí thư chi bộ tiên phong

Ðảng viên nhận việc... khó

Chuyện tái định cư không nơi đâu là dễ dàng. Nói như ông Trương Văn Sệ, Phó bí thư Thường trực Ðảng uỷ xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển: “Bà con nói bao nhiêu đời nay đã sống như vậy rồi. Chủ trương tái định cư bà con không phản đối, nhưng có chỗ ở phải có chỗ làm ăn, mà làm du lịch thì có ai biết làm đâu. Còn chuyển qua làm nghề truyền thống, biết có bán được sản phẩm không mà làm...".

Trong lúc trăm mối tơ vò, đảng viên Nguyễn Hoàng Phương, Chi bộ ấp Mũi, cũng là dân của xóm “nhà không cửa”, nhận lấy việc khó, là thành lập, quản lý, điều hành Hợp tác xã Làng nghề Mũi Cà Mau. Khi họp chi bộ, với tư cách đảng viên, ông Phương đã gan ruột nói rằng: “Bây giờ mà thuyết phục suông thì bà con không thông đâu. Tôi xung phong làm trước, làm để bà con thấy chủ trương này là đúng, là cơ hội để bà con mình phát triển, mà là phát triển lên làm giàu chớ không phải chỉ làng nhàng”.

Ðảng viên Nguyễn Hoàng Phương (bên trái) quyết tâm khôi phục, vực dậy làng nghề truyền thống của ấp Mũi, tạo sinh kế mới cho người dân, góp phần phát triển các dịch vụ du lịch Mũi Cà Mau.

Khi tâm tình với bà con, trong mấy chục hộ chỉ có 10 hộ tin lời ông Phương nói, tham gia hợp tác xã. Bà Cao Thị Y, một trong số đó, kể lại: “Trước giờ thấy anh Phương nói được, làm được, vả lại có cán bộ xã, ấp theo sát giúp đỡ, giờ nếu làm nghề biển cũng chỉ được chăng hay chớ, nên tôi ủng hộ, rồi sau đó tới đâu tính tới đó”.

Ông Phương xốc vác, từ việc tổ chức lại quy củ cho việc sản xuất các mặt hàng truyền thống của bà con, như khô, mắm, hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản tươi sống... làm sao chất lượng, uy tín. Túc trực với bà con để hướng dẫn thêm cung cách phục vụ, nền nếp buôn bán thân thiện, rõ ràng trong từng lời ăn, tiếng nói. Dần dà, khu vực buôn bán của làng nghề khởi sắc, bà con cởi bỏ hết tâm tư lo lắng.

Nhìn xóm “nhà không cửa” giờ đã trở thành hàng quán khang trang, ông Phương chia sẻ: “Hồi trước nhà cửa lụp xụp, quay ra mé sông, không cửa, một phần do tập tục sinh sống, phần là vì khó khăn. Giờ nhà cửa quay ra mặt lộ, du khách về nườm nượp, làm ăn phấn chấn, thay đổi là ở đó chớ đâu xa”.

Xóm Mũi giờ đã được quy hoạch, phát triển gắn với Ðề án Làng văn hoá du lịch Mũi Cà Mau, phát huy giá trị nghề truyền thống của cư dân.

Từ hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, ấp Mũi hiện nay đã hình thành thêm Tổ hợp tác Duyên Mai, tiếp tục hà hơi tiếp sức để làng nghề truyền thống ở ấp Mũi đỏ lửa không ngơi nghỉ. Ông Nguyễn Ðức Ninh, Bí thư Chi bộ ấp Mũi, chia sẻ: “Nếu không có những đảng viên tiên phong đi trước, nhận việc khó, như đồng chí Phương, chắc đến giờ bà con vẫn còn loay hoay tìm kế mưu sinh. Ðây không chỉ là công ăn việc làm, mà còn giới thiệu được những sản phẩm đặc trưng, sự tài hoa sáng tạo, tấm lòng hiếu khách của người dân vùng Mũi đến với du khách”.

Cả hệ thống chính trị giúp dân làm du lịch

Sự đổi thay của ấp Mũi cũng là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm và kết quả phát triển du lịch của Ðất Mũi nói riêng, huyện Ngọc Hiển nói chung. Ðảng bộ huyện Ngọc Hiển đã có nghị quyết chuyên đề riêng về phát triển du lịch với những mục tiêu lớn, dài hơi. Ông Lý Hoàng Tiến, Phó bí thư Thường trực Huyện uỷ Ngọc Hiển, khẳng định: “Du lịch được lựa chọn là khâu đột phá trong sự phát triển của Ngọc Hiển. Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ sự bền vững của hệ sinh thái thiên nhiên và sự thụ hưởng của Nhân dân”.

 Xóm “nhà không cửa” giờ đã trở thành dãy hàng quán nền nếp, ngăn nắp, nằm ngay cổng Khu Du lịch Mũi Cà Mau, với các loại đặc sản, sản phẩm du lịch lưu niệm phong phú.

Xã Ðất Mũi là địa bàn trọng điểm, chiến lược trong phát triển của Ngọc Hiển, của toàn tỉnh Cà Mau. Năm 2022, UBND tỉnh Cà Mau đã công bố Ðề án Làng văn hoá du lịch Mũi Cà Mau với kỳ vọng lớn, nhằm tạo ra cú huých cho phát triển du lịch của cả vùng đất này. Ông Trương Văn Sệ tâm đắc: “Không chỉ cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng bà con làm du lịch, mà vai trò của những đảng viên đi trước, dám nghĩ, dám làm đã tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của người dân”.

Với vai trò nòng cốt của hàng chục đảng viên trong Ðảng bộ, Ðất Mũi đã hình thành 9 hợp tác xã, 24 tổ hợp tác gắn với du lịch. Phát triển du lịch nhưng phải giữ được bản sắc, đặc trưng riêng cũng là quan điểm nhất quán của tổ chức đảng và đảng viên ở Ðất Mũi. “Không chạy theo lợi nhuận, đánh đổi môi trường, làm mất đi bản sắc đặc trưng về thiên nhiên, văn hoá vùng Ðất Mũi là điều chúng tôi nhắc đi, nhắc lại và thống nhất với nhau trong công việc thực tế làm du lịch ở địa phương. Du lịch phải làm cho người dân giàu có lên, nhưng đồng thời cũng phải tạo được sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, toàn cộng đồng”, ông Trương Văn Sệ đúc kết.

Sau dịch Covid-19, lượng khách về Mũi Cà Mau ngày càng tăng. Về xóm “nhà không cửa” trước đây ở chóp Mũi, người ta đã bắt đầu hình dung được diện mạo tương lai của du lịch Mũi Cà Mau, với sự hào sảng, thuỷ chung và sức hấp dẫn đặc sắc không nơi đâu có được. Trong hành trình ấy, như hạt phù sa mới lấn đất, thêm rừng, có những đảng viên đã đi trước, chọn việc khó khăn, chung sức cho tương lai của quê hương, xứ sở./.

 

Phạm Hải Nguyên

 

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài cuối: Giải quyết vấn đề cấp bách

Làm gì để nông dân hưởng lợi là câu hỏi có lẽ phải cần rất nhiều thời gian, công sức và cả nguồn lực để có được câu trả lời. Bên cạnh những tính toán vĩ mô, tầm nhìn dài hạn, trước mắt cần nhất các giải pháp cấp bách để giảm chi phí, giúp người dân duy trì và tái sản xuất, quan trọng nhất là mang lại lợi nhuận trực tiếp cho nông dân.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 3: Nông dân ở thế yếu

Vụ mùa lúa - tôm năm 2022 tại huyện Thới Bình là câu chuyện vẫn còn mang tính thời sự về sự rủi ro của nông sản Cà Mau. Lúa trúng, nhưng vì điều kiện chủ quan lẫn khách quan, nông dân không bán được lúa, hoặc bán với giá thấp. Phía đối tác ký hợp đồng bao tiêu nói rằng lúa không đảm bảo chất lượng; còn nông dân, người trực tiếp làm ra hạt lúa, thì ngậm ngùi vì không có lợi nhuận, thậm chí lỗ chi phí sản xuất. Phải chăng, trong chuỗi liên kết giá trị nông sản, nông dân vẫn là người chịu thiệt hại cuối cùng khi có bất trắc xảy ra?

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 2: Kinh tế tập thể chưa phát huy hiệu quả

Thành phần kinh tế tập thể (KTTT), tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX, được coi là đầu tàu dẫn dắt nông dân tham gia vào chuỗi giá trị liên kết, “sân chơi lớn” thị trường. Những kết quả đạt được của lĩnh vực KTTT Cà Mau là tích cực, song thực tế, nông dân khi tham gia vào KTTT vẫn phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, dẫn đến lợi nhuận không ổn định, thiếu bền vững.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn

Kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp là trụ cột quan trọng của kinh tế tỉnh Cà Mau, khi chiếm khoảng 35% tổng sản phẩm GRDP toàn tỉnh. Lợi thế, tiềm năng của lĩnh vực nông nghiệp ở Cà Mau là nổi trội, trong đó có những ngành hàng chủ lực chiến lược như tôm, lúa, cua... Dù đã đạt nhiều kết quả toàn diện, quan trọng, song thực tế, vấn đề căn cơ nhất là cải thiện lợi nhuận cho nông dân, chủ thể sản xuất vẫn còn nhiều bất cập. Nông dân vẫn đứng ngoài hoặc ở “tầng dưới” trong chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp, thụ động, dễ bị tổn thương và chịu nhiều rủi ro.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài cuối: Liên kết chặt - Lấy người dân làm trung tâm

Cà Mau là một trong những khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng của ÐBSCL. Do đó, hoàn toàn có cơ sở cho việc nhìn nhận tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 3: Cần quy hoạch và đầu tư phù hợp

Ðể phát triển du lịch nông nghiệp đòi hỏi địa phương cần có những quy hoạch cụ thể trên cơ sở lợi thế sẵn có. Ðây cũng là nền tảng để mỗi địa phương có những định hướng phát triển dài hơi cũng như thu hút, mời gọi đầu tư, tập trung nguồn lực để khắc phục hạn chế đã được nhìn nhận.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 2: Tạo sự khác biệt

Cà Mau với nhiều lợi thế về tự nhiên, văn hoá đặc sắc cùng với đời sống thuần nông đã góp phần hình thành nên những sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá

Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch tạo ra sản phẩm phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại Cà Mau, với lợi thế rừng vàng, biển bạc, cùng với đó là những vùng đất thuần nông đã tạo ra sự đa dạng, nhiều cơ hội để loại hình du lịch này phát triển. Trên thực tế, dù đã có những tính toán từ nhiều năm qua, nhưng du lịch nông nghiệp vẫn đang ở giai đoạn "sơ khai". Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá, cần hoạch định lộ trình và giải pháp phù hợp.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài cuối: Cần chế tài đủ mạnh

Trước thực trạng trục lợi từ hoá đơn (HÐ), Cục Thuế tỉnh Cà Mau đã tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, tần suất lớn để nhận diện dấu hiệu vi phạm, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng HÐ, chứng từ không hợp pháp, gian lận, trốn thuế.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài 2: Chưa rõ quyền lợi khi lấy hoá đơn

Hiện nay, tình trạng người mua hàng không có thói quen lấy hoá đơn (HÐ) và người bán không xuất HÐ rất phổ biến. Có nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng thói quen này để mua bán khống HÐ, hợp thức hoá chi tiêu ngân sách Nhà nước. Mặc dù ngành thuế đã tích cực tuyên truyền và có chế tài xử lý để chống thất thu, đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh, nhưng dường như tình trạng mua hàng không lấy HÐ vẫn chưa giảm...