ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 04:06:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi lo mùa khai thác cá kèo giống

Báo Cà Mau (CMO) Hàng năm, từ tháng 4-7 âm lịch, người dân sống ven các con sông lớn tại địa bàn huyện Năm Căn, Ngọc Hiển lại khai thác cá kèo giống, mặc dù việc này đang tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

Đóng cá kèo giống là cách khai thác cá kèo non trên những lưu vực sông lớn, có thuỷ triều lên, xuống tương đối mạnh. Người dân sử dụng phao cột vào 2 thân cây mắc dây và lưới mành thả ngầm dưới mặt nước, đợi cho con nước thuỷ triều lên, xuống, cá kèo cũng như các loài thuỷ sản nhỏ li ti sẽ tự động trôi vào lưới. Với cách đánh bắt này cá non rất dễ chết, vì vậy người dân chỉ thu được khoảng 60% sản lượng bắt được. Đây là cách khai thác ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thuỷ sản bởi người dân đánh bắt bằng loại lưới mành, có mắt lưới nhỏ.

Theo người dân địa phương, nếu như những năm trước, lúc cao điểm của mùa khai thác cá kèo giống, trên lưu vực sông Tam Giang thuộc địa bàn 2 huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, phao đóng cá kèo trắng cả một khúc sông, với hàng trăm người tham gia khai thác. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, do giá cá kèo giống, xuống thấp, số lượng người khai thác cũng thưa hẳn. Trước đây, giá 1 kg cá kèo giống có thể lên đến hơn 10 triệu đồng, thời điểm hiện tại giá đã sụt giảm rất nhiều, hiện chỉ khoảng 400-600 ngàn đồng/kg. Có thời điểm khai thác nhiều quá, thương lái từ chối không mua, cá kèo chết hết đành phải bỏ.

Chờ nước chảy cá tự trôi vào lưới, người dân chỉ việc kéo lưới lên thu hoạch.

Không có đất sản xuất cũng như việc làm ổn định, nhiều hộ đành chấp nhận bám trụ với nghề vào mỗi mùa cá kèo giống, bất chấp sự ngăn cấm của chính quyền địa phương. Ông Lê Văn Liệt, ngụ ấp Tân Tạo B, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Dọc theo tuyến sông này chừng 3 năm trước, phao dọc 2 bên bờ sông rất nhiều, nhưng bây giờ do giá cá xuống quá thấp, đóng chỉ cầm chừng vậy thôi. Nếu như lúc trước khoảng 10 người đóng thì thời điểm này chỉ 3 người”.

Nếu không có biện pháp ngăn chặn, quản lý thực sự hiệu quả từ ngành chức năng, việc khai thác bừa bãi như hiện nay sẽ tạo ra nguy cơ tận diệt nguồn giống tự nhiên, không chỉ cá kèo mà còn đối với các loại thuỷ sản có giá trị cao khác khu vực ven sông trên địa bàn tỉnh./.

Lê Chí

Hồ cá mini để bàn đẹp Hồ cá mini để bàn

Giá lúa vẫn giảm sâu

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.

Linh hoạt ứng phó mưa trái mùa

Mùa khô năm nay thời tiết cực đoan, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, làm cho các yếu môi trường trong vuông tôm biến động, không thuận lợi cho tôm nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và tôm nuôi quảng canh truyền thống phát triển. Trước tình hình này, bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhằm ổn định môi trường, giúp tôm nuôi phát triển và hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa trái mùa gây ra.

Muốn giàu nuôi cá

“Ao cá, vườn rau là hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế gia đình”, cựu chiến binh sản xuất giỏi Nguyễn Thái Sơn, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tâm tình.

Dèo lưới nuôi cá lóc đầu vuông

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

OCOP khơi dậy tiềm năng, lợi thế

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang mang lại kết quả tích cực cho huyện Phú Tân. Việc phát triển các sản phẩm OCOP không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, đặc sản của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Thu hoạch cá kèo

Từ sau Tết, cá kèo thương phẩm bắt đầu tăng giá. Thời điểm này, nhiều hộ nuôi cá kèo ở TP Cà Mau bắt đầu thu hoạch trong niềm vui và phấn khởi.

Phụ nữ khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế

Hiện nay, có nhiều phụ nữ năng động, linh hoạt sản xuất, phát huy vai trò trong đời sống kinh tế, điển hình như một số hội viên phụ nữ xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển.

Sản xuất thích ứng mùa nắng nóng

Ðối với nuôi thuỷ sản, mùa nắng được xem thời gian "vàng" trong sản xuất. Tuy nhiên, trước tình hình môi trường ô nhiễm, thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, người dân cần chủ động ứng phó, nhằm tránh thiệt hại, ảnh hưởng đến cả mùa vụ, bởi đối với tôm cần khoảng 4 tháng, với cua cần khoảng 8 tháng nuôi mới bắt đầu cho thu hoạch.

Nhanh chóng gỡ điểm nghẽn, phát huy nguồn lực đất đai

Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025, tổ chức ngày 28/2.     

Ðòn bẩy xoá nghèo

Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện U Minh tích cực triển khai các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững tại địa phương.