ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 21:34:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông dân bắt nhịp chuyển đổi số

Báo Cà Mau (CMO) Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bắt nhịp xu thế, nông dân Cà Mau dần thay đổi tư duy, cách làm để tiến đến gần hơn với nền nông nghiệp thông minh.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến

Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh được cài đặt tích hợp, ông Phạm Văn Biển, chủ trại rau sạch thuỷ canh Bảo Long (Ấp 2, xã An Xuyên, TP Cà Mau), có thể điều khiển việc pha trộn dinh dưỡng, theo dõi độ ẩm, điều chỉnh hệ thống phun sương… và kể cả hướng dẫn nhân viên thu hoạch rau, qua camera giám sát. Nên dù ông Biển có đi đâu nhiều ngày vẫn đảm bảo vườn xanh tốt, đủ cung ứng hàng ngày cho siêu thị Co.opmart, Co.opfood và một số điểm chợ.

Ông Phạm Văn Biển (bên trái) cùng nhân viên kỹ thuật chăm sóc trại rau sạch thuỷ canh thông qua điện thoại được cài đặt tích hợp các tính năng.

Ðể có được trại trồng rau thuỷ canh thành công như hiện nay, ông Biển đã phải cất công nhiều lần tham quan, học hỏi các vườn ở Ðà Lạt, TP Hồ Chí Minh. Ðến đầu năm 2022, ông Biển mạnh dạn đầu tư 2 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà màng với khu sản xuất 1.000 m2; khu ươm, sơ chế, nhà sinh dưỡng 1.200 m2. Theo ông Biển, đây là công nghệ tiên tiến hiện nay, bằng phương pháp thuỷ canh hồi lưu, chất dinh dưỡng hoà với nước được chuyền lên các ống thuỷ canh từ một bể chứa, tạo ra màng dinh dưỡng mỏng bám vào rễ cây và cuối cùng chảy ngược lại bể chứa.

Bắt tay vào trồng, ông Biển cũng không tránh khỏi thất bại. Mỗi khi cây kém phát triển hay úng rễ, ông chụp ảnh rồi gửi qua Zalo cho đơn vị chuyển giao kỹ thuật để họ tư vấn cách xử lý, rồi trở nên thành thạo. Ông Biển còn đưa hình ảnh, clip về sản phẩm lên trang Fanpage, mạng xã hội để quảng bá rộng rãi. Trên môi trường công nghệ số, ông Biển cập nhật kịp thời nhu cầu, giá cả thị trường, học hỏi thêm kỹ thuật, để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Hiện trại thuỷ canh của ông Biển trồng 17 loại rau cải và xà lách đạt chuẩn VietGAP, khi xuất vườn đều được dán tem truy xuất nguồn gốc. Mỗi tháng, trại bán khoảng 2.000 kg rau cải, với giá từ 32-40 ngàn đồng/kg.

Xu hướng sử dụng thực phẩm sạch ngày càng nhiều, vì thế phương pháp trồng rau thuỷ canh trong nhà màng ngày càng phổ biến. Ông Biển cho biết, ông chuẩn bị chuyển giao công nghệ cho người mới, để lan toả nông nghiệp công nghệ số trên đất Cà Mau.

Thực tế, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nổi bật như ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi thuỷ sản; ứng dụng quy trình công nghệ Biofloc để nâng cao năng suất, chất lượng tôm giống; ứng dụng công nghệ tuần hoàn, Semi-biofloc, nuôi 3 giai đoạn đối với các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh; quy trình sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ, sinh thái, VietGAP, GlobalGAP… và nay càng lan toả sâu rộng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.

Chuyển đổi phương thức bán hàng

Công nghệ số hoá không chỉ được áp dụng trong sản xuất, mà còn được nông dân Cà Mau ứng dụng để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm qua mạng xã hội và sàn giao dịch thương mại điện tử.

Khởi nghiệp từ nghề trồng nấm ở ấp Vịnh Gốc, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, lúc đầu chị Trần Mai Ril (27 tuổi) gặp khó khăn về đầu ra, chỉ bán được số lượng ít cho người thân, bạn bè. Sau đó, chị mạnh dạn chuyển đổi sang phương thức bán hàng trực tuyến, song hành với việc đầu tư thêm trại, trồng thêm nấm hồng ngọc, hoàng kim, xoài trắng, xoài xám, linh chi và thử nghiệm làm bon sai nấm, để sản phẩm được phong phú.

Chị Mai Ril hình thành cửa hàng Cô Nấm Farm trên trang Fanpage, Facebook, Tiktok, đăng tải hình ảnh, clip phong phú, đẹp mắt. Giữa khung cảnh quê yên bình, "cô Nấm" mặc chiếc áo bà ba, cột hai bím tóc, đưa người xem đến từng trại nấm, trực tiếp giới thiệu về các loại nấm, cách chăm sóc, thu hoạch, chế biến món ăn và cách bảo quản nấm bon sai - clip quảng bá tạo được hiệu ứng thu hút này đã nhanh chóng đưa sản phẩm tiếp cận được với rất nhiều người.

Cô gái Trần Mai Ril hình thành cửa hàng Cô Nấm Farm trên Fanpage, Facebook, Tiktok, đăng tải hình ảnh, clip phong phú, đẹp mắt, thu hút người xem.

Sau hơn một năm bỏ phố về quê lập nghiệp, hiện chị Mai Ril sở hữu 6 trại nấm, sức chứa hơn 30 ngàn phôi các loại, tạo được nguồn thu nhập khá cao so với mức sống ở quê, doanh thu từ bán sỉ và lẻ nấm, phôi nấm và bon sai từ 50-60 triệu đồng/tháng. Cô nông dân 4.0 bộc bạch: “Nông dân bây giờ phải thay đổi. Việc tạo ra sản phẩm rồi chờ người đến mua, như vậy đã tụt hậu với thời đại. Phải tự mình tìm cách đưa sản phẩm ra thị trường, và công nghệ đã giúp nông dân mình nhiều hơn”.

Nông dân Cà Mau còn linh hoạt đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử (TMÐT), giúp nâng cao giá trị sản xuất, mở thêm đầu ra bền vững. Năm 2022, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh đưa 492 sản phẩm OCOP và công nghiệp nông thôn tiêu biểu lên sàn TMÐT Postmart.vn.

Ông Lê Minh Sang, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Sông Ðầm, chia sẻ: “Thời gian qua, bên cạnh việc đầu tư máy móc, thiết bị, đảm bảo chất lượng các sản phẩm chủ lực, là tôm khô, tôm chà bông, tôm ép, HTX mạnh dạn thay đổi việc quảng bá, chào bán sản phẩm thông qua các Website, mạng xã hội, hệ thống TMÐT để mở rộng thị trường tiêu thụ. Các thành viên không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức về chuyển đổi số để bắt kịp nền nông nghiệp thông minh”.

Ðể tiến gần hơn với chuyển đổi số, nhiều HTX còn đưa vào sử dụng phần mềm Nhật ký sản xuất điện tử và phần mềm Hạch toán chi phí sản xuất - kế toán trong sản xuất, quản lý doanh nghiệp, HTX.

Mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh; việc giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm qua mạng xã hội, sàn giao dịch TMÐT; thay đổi phương thức quản lý… đã không còn xa lạ với nông dân Cà Mau. Tất cả là tiền đề để những chủ thể nông dân tạo nên bứt phá cho ngành nông nghiệp chuyển đổi số, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai./.

 

Mộng Thường

 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).