ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-7-25 13:19:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Báo Cà Mau Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Tiếp nối khát vọng

 Những năm gần đây, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý; trong đó chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục góp phần quyết định thành quả của sự nghiệp trồng người; điều kiện giáo dục và đời sống giáo viên được cải thiện, những đổi mới trong chính sách đối với giáo sinh đã thu hút ngày càng nhiều học sinh giỏi vào các trường sư phạm, mức sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên là những yếu tố tác động tích cực đến chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Cô Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Hiệu trưởng Trường THCS 1 Sông Ðốc, cho biết: “Mẹ tôi thuộc thế hệ giáo viên đầu tiên từ Hà Nam Ninh vào Minh Hải thời điểm sau giải phóng. Tôi được sinh ra ở Cà Mau và tiếp tục là thế hệ tiếp nối truyền thống gia đình để gắn bó, cống hiến với nghề giáo viên. Tôi luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm, vinh dự của mình góp sức cho sự nghiệp trồng người của quê hương Cà Mau”.

Cô Nguyễn Thị Thu Hà, Phó hiệu trưởng Trường THCS 1 Sông Ðốc cùng mẹ mình là cô Nguyễn Thị Thuý, nguyên phó hiệu trưởng trường Tiểu học Nông trường Sông Ðốc ôn lại những kỷ niệm và thành tích có được trong suốt mấy mươi năm giảng dạy. Cô Nguyễn Thị Thu Hà cùng mẹ mình là cô Nguyễn Thị Thuý, nguyên phó hiệu trưởng trường Tiểu học Nông trường Sông Ðốc ôn lại những kỷ niệm và thành tích có được trong suốt mấy mươi năm giảng dạy.

Cô Hà tâm sự: “Ngay từ nhỏ tôi đã thần tượng, ngưỡng mộ nghề giáo của mẹ và trong suy nghĩ lớn lên sẽ làm nghề dạy học. Ước mơ của tôi đã thành hiện thực, niềm vui nhân đôi khi tôi được trở về giảng dạy ngay ngôi trường tôi đã từng học và cũng là nơi mẹ tôi từng giảng dạy. Tôi luôn tự hào và xem đây là động lực để tôi yêu nghề, nỗ lực hơn trong công tác quản lý, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đóng góp công sức vào sự nghiệp trồng người”. Cô Hà luôn tự hào vì được sinh ra trong gia đình có truyền thống giáo dục, cả mẹ và dì đều là giáo viên có nhiều đóng góp cho công tác giáo dục tỉnh Cà Mau từ những ngày đầy gian khó.

Tính đến nay, các sở giáo dục trực thuộc Sở có 3.665 người (cán bộ quản lý 156 người, giáo viên 3.248 người, nhân viên 261 người). Các cơ sở giáo dục thuộc cấp xã quản lý có 680 trường (THCS 174 trường, Tiểu học 310 trường, Mầm non 196 trường), với tổng số 19.920 người (cán bộ quản lý 1.504 người, giáo viên 16.523 người, phụ trách Ðội 443 người, nhân viên 1.450 người). Ngoài ra, trên địa bàn có 26 cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Tính đến ngày 30/6/2025, toàn tỉnh có 627/751 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 83,49%; 100% triển khai học bạ số.

Ông Tạ Thanh Vũ, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo, khẳng định: “Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau đã đạt nhiều kết quả quan trọng, mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố, chất lượng giáo dục từng bước nâng cao, đội ngũ nhà giáo ngày càng đáp ứng yêu cầu đổi mới, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư. Những kết quả này góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn được duy trì, củng cố và ngày càng được nâng lên. Năm 2024 Cà Mau đã đạt kết quả ấn tượng trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia với 23 giải, tăng 6 giải so với năm học trước. 3 giải quốc gia triển vọng nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,12%. (Trường THPT Lý Văn Lâm).

Vững vàng tương lai

Ngành giáo dục Cà Mau xác định rõ học sinh là trung tâm, chất lượng giáo dục là thước đo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Ông Tạ Thanh Vũ tâm đắc: “Thời gian qua, ngành giáo dục chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; đa dạng hoá hình thức học tập và tăng cường sử dụng học liệu mở, học liệu số. Song song đó, ngành chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, xây dựng đội ngũ giáo viên vững chuyên môn, tâm huyết, sáng tạo”.

Cùng với đó, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục được ngành giáo dục điều chỉnh theo hướng phát huy tinh thần tự học, tư duy phản biện và khả năng vận dụng thực tiễn của học sinh. Các cơ sở giáo dục chủ động trang bị thiết bị hiện đại như máy tính, Internet, tivi, thí nghiệm ảo... phục vụ giảng dạy. Ðồng thời, chú trọng thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giáo viên như tăng thu nhập, khen thưởng, thi đua để khích lệ tinh thần cống hiến. Bên cạnh đó, việc xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, hướng tới trường học hạnh phúc được xem là nền tảng lâu dài.

Hiện nay, trẻ em mầm non đến trường được học 2 buổi/ngày đạt 94,31%. (Trường Mầm non Hương Tràm).

Trên nền tảng đó, để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ông Tạ Thanh Vũ cho biết: “Ngành giáo dục sẽ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như rà soát nền nếp dạy và học, công tác kiểm tra, đánh giá, điều kiện đảm bảo chất lượng và phương pháp giảng dạy phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Giúp giáo viên giảm áp lực giấy tờ, có thêm thời gian đầu tư cho chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy và hỗ trợ học sinh”.

Song song đó, ngành giáo dục Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học nhằm hiện đại hoá quy trình, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả công việc.


Ðây là bước đi cần thiết nhằm chuyển đổi tư duy quản lý giáo dục theo hướng thực chất, hiệu quả và bền vững, đưa giáo viên trở lại đúng vị trí trung tâm trong công cuộc đổi mới giáo dục; mỗi cơ sở giáo dục phải xây dựng kế hoạch phát triển mang tính chiến lược, xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn, đặc biệt là định hướng cho từng năm học. Ðây không chỉ là định hướng nội bộ mà còn là cơ sở để huy động sự tham gia và giám sát từ cộng đồng”, ông Tạ Thanh Vũ nhấn mạnh.


Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vai trò, mục tiêu, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và hành động, hình thành sức mạnh chung trong toàn ngành, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đổi mới giáo dục trên địa bàn tỉnh.

“Không thầy đố mày làm nên”, người xưa đã đúc kết rất gọn nhưng sâu sắc về vai trò không thể thay thế của đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp gánh trên vai sứ mệnh “trồng người” trăm năm. 50 năm sau ngày quê hương, đất nước hoà bình, thống nhất, như phù sa từng hạt lắng đất, mở mang bờ cõi đất nước, những thế hệ giáo viên ở Cà Mau đã kiên trì, bền bỉ, bằng cả công sức, trí tuệ và tấm lòng để vun bồi, chăm chút cho lớp lớp con em quê hương Cà Mau được học hành, được ánh sáng chữ nghĩa, tri thức soi rọi. Bừng sáng những nghĩ suy, niềm tin và ước vọng về tương lai tươi đẹp ở vùng địa đầu cực Nam Tổ quốc - Cà Mau./.

Quỳnh Anh - Hải Nguyên

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.

Khi ý Ðảng gặp sức dân - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng

Bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và những thành công bước đầu của mô hình tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) tại Cà Mau, cho thấy một thiết chế đầy tiềm năng trong việc kết nối ý Ðảng với sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình xây dựng và phát triển mô hình này không tránh khỏi những “gập ghềnh”, những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Viết báo tết trong chiến khu

Buổi sáng cuối đông năm 1973, bầu trời se lạnh. Chúng tôi ngồi viết báo Tết trong khu vườn dừa của chú Sáu Lân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khi phóng viên địa bàn đồng hành cùng địa phương

Từ thời Báo Minh Hải, phóng viên đã được Toà soạn phân công phụ trách địa bàn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với cơ sở, với bà con, nắm bắt thật sát tình hình địa phương, thực hiện các tin, bài nóng hổi tính thời sự, góp phần và đồng hành cùng với sự ổn định, phát triển của địa bàn phụ trách.