ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-4-25 04:17:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nuôi cá thòi lòi miệt Ðất Mũi

Báo Cà Mau Cá thòi lòi được xem là đặc sản của huyện Ngọc Hiển, chúng sinh sống ở sông, kênh rạch... Cá thòi lòi rất hiếm người nuôi, nhưng ông Nguyễn Văn Hiền, ấp Cái Mòi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đã thí nghiệm mô hình này, bước đầu hiệu quả khả quan.

Theo ông Hiền, nuôi cá thòi lòi không tốn nhiều chi phí, kỹ thuật nuôi khá đơn giản. Cá sống và thích nghi tốt, không tốn công chăm sóc nhiều; chủ yếu lấy nguồn nước ngoài sông, biển; bên cạnh đó tạo một số giá thể đơn giản là cá có thể sống khoẻ. Thức ăn của cá thòi lòi chủ yếu là ba khía, các loại cá tạp...

Thức ăn của cá thòi lòi chủ yếu là các loại cá nhỏ, ba khía... được băm nhỏ.

Ông Hiền chia sẻ: “Thấy cá thòi lòi hút hàng nên tôi dành ra 120 m2 nuôi thử. Nguồn cá giống mua từ bà con đi biển bắt được. Sau thời gian nuôi, thấy hiệu quả nên ham và mở rộng mô hình”.

Sau 3 tháng nuôi, cá được xuất bán, trừ hết chi phí, ông Hiền lợi nhuận khoảng 15 triệu đồng. Nhận thấy đầu ra ổn định, với vai trò là trưởng ấp, ông Hiền đã vận động thêm một số hộ dân cùng nuôi. Hiện cá thòi lòi 8 con/kg có giá 90 ngàn đồng; từ 4-5 con/kg giá 120 ngàn đồng.

Giá thể nuôi cá thòi lòi.

Cá thòi lòi có thể nấu những món ăn ngon, được nhiều thực khách ưa chuộng. Bên cạnh đó, cá thòi lòi có thể làm khô, đây cũng là đặc sản, nâng sức cạnh tranh trên thị trường khô ở huyện Ngọc Hiển. Mô hình nuôi cá thòi lòi còn tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho khách tham quan.

Mô hình nuôi cá thòi lòi của ông Nguyễn Văn Hiền hứa hẹn sẽ được nhân rộng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho bà con trong vùng.

Hiện tại, nguồn cá thòi lòi giống được người dân đánh bắt trong tự nhiên. Ông Hiền dự kiến sẽ mua thêm lượng lớn con giống để mở rộng diện tích nuôi; đồng thời vận động bà con cùng nuôi để tạo thành mô hình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo trong tương lai./.

 

Nhật Minh

 

An Phú Car đồ chơi ô tôBể cá mini giá rẻ Bể cá mini

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Phản ứng linh hoạt để hoàn thành mục tiêu

Khắc phục khó khăn, chủ động nắm bắt, khai thác tối đa mọi cơ hội, nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển, phấn đấu đạt tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 8% trở lên, làm nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Ðây là nhiệm vụ rất nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh vừa sắp xếp lại bộ máy vừa triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, do đó, cần có kế hoạch theo từng tháng, từng quý cụ thể, rõ ràng.

Làng nghề tàu hủ ky trăm tuổi

Tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, có một làng nghề truyền thống ra đời và tồn tại hơn 100 năm, đó là làng nghề làm tàu hủ ky do ông Châu Xường (người Hoa) cùng vợ và các con duy trì thời gian qua.

Hoàn thiện các mô hình hiệu quả để nhân rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển kinh tế tập thể (KTTT) vào ngày 26/3.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Doanh nghiệp, người nuôi cùng bắt tay thúc đẩy đột phá ngành hàng tôm

Đó là mong muốn của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm vào sáng nay (22/3). Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng cùng hơn 280 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thuỷ sản và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Chuyển biến tích cực từ Nghị quyết 09

Ngày 14/9/2022, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Thới Bình ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU về sản xuất tôm, lúa sạch, lúa hữu cơ gắn với du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, thích ứng biến đổi khí hậu (BÐKH) trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo (viết tắt là Nghị quyết 09). Sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết, huyện Thới Bình có nhiều chuyển biến tích cực trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển du lịch sinh thái.

Giá heo tăng “nóng”, hộ nuôi dè dặt tái đàn

Thời gian gần đây, giá heo hơi liên tục “phi mã”, có thời điểm lên trên 8 triệu đồng/100 kg, mức cao nhất kể từ đầu năm 2021. Với mức giá này, người nuôi có lãi khoảng 2- 3 triệu đồng/100 kg heo. Tuy nhiên, người chăn nuôi đang dè dặt tái đàn bởi nhiều yếu tố.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.