ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 15-11-24 11:47:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Nút thắt" rừng đước đã được gỡ

Báo Cà Mau (CMO) Công tác quản lý cơ giới, quản lý việc nạo vét kênh mương, tổ chức bán đấu giá lâm sản... chưa đúng thẩm quyền, chưa theo quy định là những hạn chế, tồn tại trong lâm phần rừng đước đã được khắc phục trong thời gian gần đây sau khi HÐND tỉnh tiến hành khảo sát và tổ chức phiên họp giải trình cũng như phản ánh của báo Cà Mau trong loạt bài “Gỡ nút thắt rừng đước”. Chuyển biến này đã tạo phấn khởi trong đông đảo người dân ở lâm phần rừng đước.

Như báo Cà Mau đã phản ánh trong loạt bài “Gỡ nút thắt rừng đước” trước đó, không chỉ những quy định mới trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở khu vực rừng đước chậm được triển khai áp dụng vào thực tiễn mà một số chủ rừng còn đặt ra nhiều quy định, thủ tục không có căn cứ, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích và phiền hà cho người dân.

Việc được tự định đoạt bán lâm sản tạo sự đồng thuận rất cao từ người nhận đất, nhận rừng. (Ảnh chụp tại xã Viên An Ðông).

Cụ thể, trong hoạt động sên vét ao đầm nuôi thuỷ sản, ngoài thủ tục theo Quyết định số 24/2014/QÐ-UBND ngày 3/10/2014 và Quyết định số 34/2016 của UBND tỉnh thì các chủ rừng còn yêu cầu người dân phải có thêm biên bản kháo sát, bản đồ đo vẽ vị trí nạo vét, vị trí trồng rừng… Trong khi đó, đây là hoạt động chuyên môn và thường xuyên của chủ rừng là các ban quản lý rừng phòng hộ và các công ty lâm nghiệp.

Không chỉ vậy, trong loạt bài này còn chỉ ra, dù là đơn vị sự nghiệp nhưng các chủ rừng (ban quản lý rừng phòng hộ) còn làm thay công việc của cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể nhất là quy định khi phương tiện vào khu vực rừng đước hoạt động sên vét phải đăng ký với chủ rừng và phải cung cấp cho chủ rừng một số giấy tờ có liên quan, như giấy phép kinh doanh, thuế môn bài, số tài khoản ngân hàng… là không có trong quy định của Nhà nước. Trong khi việc quản lý cấp phép cũng như xử lý hành vi vi phạm của phương tiện trong hoạt động sên vét ao đầm trong lâm phần là thẩm quyền của UBND xã.

Hay cả trong đấu thầu khi khai thác lâm sản. Việc thực hiện đấu giá lâm sản trên phần đất giao khoán cho hộ dân không có căn cứ pháp lý, chưa đảm bảo đúng quy định, gây thiệt thòi cho người dân, chưa tạo được sự đồng thuận trong dân.

Những hạn chế trên cũng được các đại biểu HÐND chỉ ra tại phiên họp giải trình về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính đối với người dân trong hoạt động sên vét ao, đầm thuỷ sản và khai thác lâm sản trên địa bàn tỉnh do Thường trực HÐND tổ chức. Trong phiên họp này, nhiều đại biểu đã chỉ ra việc thực hiện đấu giá lâm sản trên phần đất giao khoán cho hộ dân thời gian qua là không có căn cứ pháp lý, chưa đảm bảo đúng theo quy định, gây thiệt thòi cho người dân, chưa tạo được sự đồng thuận trong dân.

Kết thúc phiên họp này, Thường trực HÐND tỉnh Cà Mau đề nghị UBND tỉnh, Sở NN&PTNT cùng các đơn vị có liên quan khắc phục những tồn tại, hạn chế thời gian qua; chấm dứt việc đặt thêm các thủ tục hành chính không cần thiết. Trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cần thực hiện đúng quy định, đảm bảo hài hoà lợi ích hợp pháp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trên các lâm phần, ban quản lý rừng.

Ngay sau khi những hạn chế này được chỉ ra, các chủ rừng đã có động thái tích cực trong việc khắc phục. Cụ thể, theo Phó chủ tịch UBND xã Viên An Ðông (huyện Ngọc Hiển) Lương Huỳnh Hảo, hiện nay, việc cấp phép cho phương tiện vào sên vét ao đầm của người dân trong lâm phần do UBND xã cấp. Ðồng thời, UBND xã phối hợp với các ban quản lý trong việc quản lý hoạt động sên vét theo đúng thiết kế, quy định trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ðây là sự chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng, nhận được sự đồng thuận cao của người nhận đất, nhận rừng.

Dù chưa đến ngày khai thác nhưng ông Phan Minh Ký, Giám đốc Hợp tác xã Ðại Ðoàn Kết, ấp Xẻo Lá, xã Viên An Ðông, không giấu được niềm vui khi chia sẻ, phương án khai thác trong chu kỳ này đã được duyệt, dự kiến đến tháng 6-7 sẽ khai thác. Dù hiện nay giá lâm sản không còn cao như những năm trước, nhưng bù lại người dân có quyền tự định đoạt việc mua bán. Hiện tại người dân có nhiều phương án trong bán cây rừng, có thể bán cho thương lái hay để lại tự tiêu thụ, khác hẳn trước kia phải thông qua ban quản lý bán đấu giá.

Hiện tại tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hơn 164.600 ha. Trong đó, đất rừng đặc dụng 24.406 ha, đất rừng phòng hộ 36.528 ha, đất rừng sản xuất 103.704 ha. Có 7 ban quản lý rừng phòng hộ và 2 công ty TNHH MTV lâm nghiệp. Có hơn 77.500 ha rừng được giao khoán cho hơn 17.200 hộ dân. Sự thay đổi trong hình thức bán lâm sản khiến người dân nhận khoán đất rừng vô cùng phấn khởi. Bởi giờ đây họ tự quyết định được thành quả lao động của mình sau khoảng thời gian gần 15 năm (1 chu kỳ) trồng, quản lý và chăm sóc.

Nút thắt rừng đước đã được gỡ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân phát triển kinh tế, nhất là cải tạo ao đầm nuôi thuỷ sản, bán lâm sản… Ðây sẽ là động lực lớn để kinh tế khu vực rừng đước phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới./.

 

Nguyễn Phú

 

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.

Sản lượng và lợi nhuận của người nuôi tôm phải song hành

Đó là chủ đề chính được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo tham vấn về giải pháp nuôi tôm hiệu quả, vừa được Cục Thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức sáng 31/10.

Thêm thu nhập từ soi ốc bươu vàng

Trên các cánh đồng bồn bồn của bà con huyện U Minh, ốc bươu vàng sinh sản nhanh. Soi ốc bươu vàng ban đêm thời gian gần đây đã tạo thêm thu nhập cho bà con, đồng thời góp phần giảm lượng ốc, bảo vệ cây trồng.