ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 00:23:20

Phải giải quyết ngay các kiến nghị, ý kiến của doanh nghiệp

Báo Cà Mau Sáng 16/9, trong buổi “Cà phê doanh nghiệp” lần thứ 11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo các ngành, địa phương phải xác định thời gian giải quyết, không "ngâm" ý kiến của doanh nghiệp.

Tại buổi cà phê hôm nay, trả lời hơn 10 ý kiến liên quan đến vấn đề doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ và vừa, hợp tác xã phản ánh khó tiếp cận với các nguồn vốn vay, ông Liêu Trí Tài, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cà Mau, thông tin: "Hệ thống tín dụng của tỉnh đang có 27 đơn vị, 9 chi nhánh cấp 2, 63 phòng giao dịch trải đều ở 9 huyện, thành phố. Đã qua, các ngân hàng đã hạ lãi suất đối với các khoản vay ngắn, trung và dài hạn trung bình 0,85 %/năm; tuy không đạt mức 1-2% theo văn bản của Trung ương nhưng đó là sự cố gắng lớn từ phía các ngân hàng. Các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu vay vốn cứ mạnh dạn liên hệ".

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử (áo đen) tiếp tục có buổi “Cà phê doanh nghiệp” lần thứ 11.

Trước những kiến nghị về vay vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động lĩnh vực thuỷ sản, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho biết: "Đối với lĩnh vực thuỷ sản, hiện nay giải ngân được 11.000 tỷ đồng, vẫn còn hơn 7.000 tỷ đồng nằm trong ngân hàng. Doanh nghiệp đa phần chưa được mở hạn mức vay do chưa có cung cấp cho ngân hàng được hợp đồng mua bán với đối tác; hầu hết người nuôi tôm, đặc biệt là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh không đủ điều kiện vay vốn. Từ đó, phát sinh nhiều hệ luỵ với nhiều vấn đề đặt ra". Đồng thời, ông Lê Văn Sử yêu cầu, các ngân hàng và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đây không chỉ là giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn mà còn để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử yêu cầu, các ngân hàng và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay. (Ảnh minh hoạ)

Một vấn đề khác cũng được nêu trong buổi cà phê hôm nay đó là phản ánh của ông Nguyễn Văn Oanh, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thiên Phát (Khóm 2, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi).

Ông Oanh trình bày, các điểm họp chợ trái phép như: chợ nhóm, chợ tạm, chợ tự phát và các hộ kinh doanh mua bán lấn chiếm hành lang lộ giới, lòng lề đường xung quanh khu vực thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) còn phức tạp, không giải quyết nên tiểu thương không đồng ý vào thuê quầy, sạp ở chợ để kinh doanh, mua bán. Chính vì vậy, dự án Chợ lớn Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời), với số tiền đầu tư hơn 35 tỷ đồng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, nhà đầu tư đang còn nợ tiền vay của các đơn vị như Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Cà Mau, Sacombank Chi nhánh huyện Đầm Dơi. Ông Oanh đề nghị, các ngành, cơ quan chuyên môn, địa phương giải quyết triệt để các điểm chợ nhóm, chợ tạm, chợ tự phát.

Ngoài ra, ông Oanh còn phản ánh, kinh phí trả cho việc vận chuyển rác thải từ huyện Đầm Dơi ra nhà máy xử lý rác nhiều năm qua vẫn chưa được thanh toán dứt điểm, gây khó khăn không nhỏ cho công ty trong quá trình hoạt động, vì đa phần nguồn vốn hoạt động là vay từ ngân hàng.

Đối với những vấn đề Công ty TNHH Xây dựng Thiên Phát đặt ra, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tham mưu, đề nghị UBND 2 huyện Trần Văn Thời và Đầm Dơi trả lời ngay và dứt điểm cho doanh nghiệp, tránh kéo dài.

“Với 6 đầu công việc tiếp nhận từ doanh nghiệp hôm nay, Hiệp hội Doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tham mưu UBND tỉnh có văn bản đề nghị UBND các huyện trả lời ngay cho doanh nghiệp theo phạm vi và quyền hạn, giải quyết ngay từ cơ sở chứ không để doanh nghiệp phải lên đến tỉnh. Phải xác định thời gian giải quyết, không "ngâm" ý kiến của doanh nghiệp. Từ những ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp, phân loại để giải quyết tập trung hơn, đồng thời tổng hợp, theo dõi kết quả giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đặt ra”, ông Lê Văn Sử nhấn mạnh./.

 

Phú Hữu

 

Cà Mau sẵn sàng đón khách đến với Festival Tôm

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) năm 2023 là sự kiện có quy mô cấp khu vực, sẽ được diễn ra từ ngày 10-13/12 và đúng vào cao điểm của du lịch tết Giáp Thìn 2024. Theo dự báo của ngành du lịch, lượng khách đến Cà Mau sẽ tăng khá mạnh, các dịch vụ sẽ phải hoạt động hết công suất.

Rau thuỷ canh trên đất mặn

Đầm Dơi là vùng nuôi trồng thuỷ sản nên đất nông nghiệp địa phương này ngày càng thu hẹp. Thêm vào đó, tình trạng đất bị nhiễm mặn nên khó canh tác, nhất là trồng màu. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình trồng rau sạch, đặc biệt là rau thuỷ canh theo hướng an toàn, phục vụ người dân địa phương. Ðây là cách trồng rau không cần đất, cây được trồng trên giá thể và trực tiếp hấp thu dinh dưỡng thuỷ canh để sinh trưởng và phát triển.

Tăng giá trị tôm - rừng

Vùng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đạt tiêu chuẩn quốc tế về tôm sạch ở Cà Mau đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Mô hình này vừa nâng cao giá trị sản phẩm, tạo được chuỗi liên kết và cải thiện đời sống cho người nuôi tôm.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Hòa Tân

Ngày 29/11, Hội Nông dân TP Cà Mau tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Hòa Tân. Đây là Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” thứ 2 của thành phố.

Truyền hình trực tiếp khai mạc Festival Tôm Cà Mau trên sóng VTV1 vào 20h10 ngày 10 tháng 12

Chiều 29/11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng lãnh đạo các sở, ngành có buổi làm việc với Đài Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ và đơn vị thực hiện sự kiện, để trao đổi một số nội dung liên quan đến kịch bản khai mạc Festival Tôm 2023.

Nỗ lực duy trì nghề truyền thống

Ngoài làng nghề sản xuất muối ở ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi còn có một số nghề truyền thống khác như nghề dệt chiếu, nghề rèn... nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một. Một số người dân đã và đang nỗ lực để duy trì, bảo tồn nghề.

Chủ động kiểm soát dịch bệnh trên tôm

Từ đầu năm đến nay, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi thâm canh, siêu thâm canh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, với diện tích thiệt hại 105,6 ha. Ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực phòng dịch, giảm thiệt hại nhưng nguy cơ mầm bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

Ðảm bảo hàng hoá phục vụ thị trường Tết

Sắp bước vào cao điểm mua sắm tết Nguyên đán, để đảm bảo chất lượng hàng hoá, quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã bắt đầu ra quân kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại phục vụ Tết Giáp Thìn 2024.

Có 32 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao

Chiều 28/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh (Hội đồng) họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023. Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phó chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.

Ðảm bảo mỹ quan đô thị phục vụ Festival Tôm

Để chuẩn bị cho Festival Tôm 2023, UBND TP Cà Mau gấp rút hoàn thành các phần việc trang trí đường phố, bố trí bãi giữ xe hợp lý và phương án xử lý rác thải, đảm bảo môi trường sạch - đẹp trong và sau khi sự kiện diễn ra. Phóng viên Báo Cà Mau vừa phỏng vấn ông Bùi Tứ Hải, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, về tiến độ thực hiện nhiệm vụ này.