ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 12-2-25 10:32:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển bền vững tôm siêu thâm canh

Báo Cà Mau Ngay sau Tết, nông dân huyện Cái Nước bắt tay vào công việc thường nhật, kỳ vọng năm mới sẽ tiếp tục gặt hái thành công trong nuôi thuỷ sản với loại hình nuôi tôm siêu thâm canh (STC) ứng dụng chế phẩm sinh học. Từ đó, tạo ra sản phẩm tôm nuôi chất lượng và đạt chứng nhận ASC nhằm gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển bền vững loại hình nuôi tôm STC trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Huyện Cái Nước có tổng diện tích nuôi thuỷ sản hơn 30.000 ha, trong đó có 2.000 ha đang được duy trì thả nuôi tôm thâm canh và STC. Năng suất tôm nuôi đạt bình quân gần 50 tấn/ha/vụ, cao gấp nhiều lần so với tôm nuôi quảng canh cải tiến và quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, trở thành loại hình kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Ðể loại hình tôm STC phát triển bền vững, ông Bùi Chí Thượng, ấp Tân Hoà, xã Thạnh Phú, cũng như những hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện đã và đang thay đổi cách nghĩ cách làm, mạnh dạn ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm STC nhằm tạo ra sản phẩm tôm nuôi chất lượng, bán được với giá cao để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình và bảo vệ môi trường trong nuôi tôm STC.

Theo đó, với diện tích hơn 6.000 m2, ông Thượng chỉ bố trí 2 đầm thả nuôi tôm có diện tích 3.000 m2, phần còn lại xây dựng ao dèo, ao lắng và hệ thống xử lý nước thải. Trong quá trình nuôi tôm STC, ông tuyệt đối không sử dụng hoá chất, mà thay vào đó sử dụng chế phẩm sinh học do ông tự nghiên cứu, phát triển và áp dụng cho kết quả khả quan. Riêng trong năm 2024, gia đình thu hoạch trên 40 tấn tôm STC và hiện đang thả nuôi vụ mới được 20 ngày tuổi, đang phát triển tốt. Năm 2025, mục tiêu chính của gia đình là tiếp tục ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học trong nuôi tôm STC, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và sản lượng tôm nuôi trên cùng diện tích, tạo ra sản phẩm tôm nuôi chất lượng để bán được giá cao.

Tôm nuôi của hộ ông Bùi Chí Thượng đang phát triển tốt. Ông Thượng kỳ vọng năm mới ứng dụng chế phẩm sinh học sẽ tăng năng suất và sản lượng tôm nuôi.

Tôm nuôi của hộ ông Bùi Chí Thượng đang phát triển tốt. Ông Thượng kỳ vọng năm mới ứng dụng chế phẩm sinh học sẽ tăng năng suất và sản lượng tôm nuôi.

Hợp tác xã Nuôi tôm năng suất cao xã Tân Hưng nhiều năm liền duy trì và giữ vững sản phẩm tôm nuôi STC đạt chứng nhận BAP Nhóm. Ðây là tiêu chuẩn nuôi thuỷ sản được Liên minh Nuôi trồng Thuỷ sản Toàn cầu phát triển, với tiêu chí tôm nuôi khi thu hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc dễ dàng và bảo vệ môi trường sinh thái, đủ điều kiện cung ứng cho doanh nghiệp mặt hàng tôm nuôi xuất khẩu ra nước ngoài.

Ông Huỳnh Xuân Diện, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã, chia sẻ: “Chứng nhận tôm nuôi BAP Nhóm chỉ tiếp cận được một số thị trường, doanh nghiệp thu mua mặt hàng tôm STC của hợp tác xã để chế biến xuất khẩu, chỉ hỗ trợ xã viên 2.000 đồng/kg tôm nguyên liệu. Trong khi đó, tôm đạt chứng nhận ASC xuất khẩu được nhiều thị trường hơn, doanh nghiệp thu mua tôm nguyên liệu hỗ trợ hộ nuôi tôm lên đến 4.000 đồng/kg. Năm 2025, Hội đồng Quản trị Hợp tác xã sẽ bàn với doanh nghiệp thu mua thuỷ sản, hỗ trợ nâng chứng nhận tôm nuôi từ BAP Nhóm lên chứng nhận ASC để xã viên được hưởng lợi nhiều hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường”.

Hợp tác xã Nuôi tôm năng suất cao xã Tân Hưng cải tạo ao đầm chuẩn bị thả tôm nuôi vụ mới.

Hợp tác xã Nuôi tôm năng suất cao xã Tân Hưng cải tạo ao đầm chuẩn bị thả tôm nuôi vụ mới.

Ðiều dễ dàng nhận thấy, năm mới 2025, bà con nuôi tôm STC huyện Cái Nước đã đổi mới tư duy và nhận thức trong nuôi thuỷ sản, hướng đến mục tiêu sản xuất mặt hàng tôm nuôi chất lượng, bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu đạt chứng nhận ASC.

Ông Trần Hoàng Ðạo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: "Ðịa phương sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi tôm STC theo hướng sinh học, kết hợp ứng dụng công nghệ tuần hoàn không xả nước thải, để bảo vệ môi trường tôm nuôi STC và tạo ra sản phẩm tôm nuôi chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, nhằm gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển bền vững loại hình nuôi tôm STC"./.

 

Việt Tiến

 

Nền tảng vững chắc cho "tam nông"

Hoàn thiện, nâng cao các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh tham gia Chương trình OCOP; duy trì và nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP đã được công nhận; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP... hướng tới xuất khẩu, đó là những mục tiêu để các sản phẩm OCOP thật sự mang lại giá trị kinh tế cho người dân và phát triển bền vững.

Tái cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững

“Huyện Thới Bình có nhiều triển vọng trong phát triển nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế như ASC, BAP, có lợi thế cạnh tranh để mở rộng diện tích nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế, đảm bảo tính ổn định lâu dài cho người dân sản xuất. Ðồng thời, gắn với bảo vệ môi trường sống ngày càng tốt hơn, bền vững hơn. Huyện xác định đây là hướng đi đúng và lâu dài”, ông Huỳnh Quốc Hoàng, Bí thư Huyện uỷ Thới Bình, khẳng định.

Sức sống vùng ngọt

Ðược ví như một Cà Mau thu nhỏ, huyện Trần Văn Thời gần như hội tụ đầy đủ nét đặc trưng của vùng bán đảo Cà Mau với 3 hệ sinh thái: ngọt - mặn - lợ. Không có nguồn nước ngọt bổ sung, cùng với thách thức từ biến đổi khí hậu, nhưng đến nay huyện Trần Văn Thời vẫn giữ được vùng ngọt với đa dạng cây, con, hoa màu đầy sức sống.

Kết nối đô thị biển

Vừa là trung tâm kinh tế biển của huyện Trần Văn Thời, vừa là đô thị công nghiệp vùng bán đảo Cà Mau - thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đang chuyển mình mạnh mẽ, xứng tầm vóc của đô thị biển cuối trời Nam. Với quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh và là 1 trong 3 cụm phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh, nằm trên trục hành lang ven biển Tây, đô thị Sông Ðốc nổi bật bởi những công trình được đầu tư quy mô, hoàn chỉnh.

Phố biển vào xuân

Về thị trấn Cái Ðôi Vàm những ngày giáp Tết, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi của Ðảng bộ, chính quyền và người dân thị trấn biển khi được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Ông Lê Minh Cảnh, Phó chủ tịch UBND thị trấn, cho biết: “Ðây là thành quả sự chung sức chung lòng qua 8 năm phấn đấu. Với thế mạnh về kinh tế gắn biển, hướng biển, địa phương đang dồn sức khơi dậy tiềm năng, lợi thế, tạo bứt phá phát triển trong tương lai”.

Ðặc sản OCOP

Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cua, ba khía... Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều cơ sở sản xuất đã phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để chế biến thành những mặt hàng đạt chuẩn OCOP, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.