ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 00:24:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng, chống “giặc nội xâm” là công việc hệ trọng của Ðảng

Báo Cà Mau Ðúng dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023), tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được xuất bản. Tác phẩm là công trình bàn về “giặc nội xâm” toàn diện nhất, triệt để nhất, có sự kết hợp nhuần nhuyễn, khoa học giữa thực tế sinh động và lý luận sắc bén, chuẩn mực, minh triết; là “cẩm nang vàng” cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ trong bối cảnh hiện nay, mà có giá trị dự báo, ứng dụng lâu dài.

Loạt bài viết “Phòng, chống “giặc nội xâm” là công việc hệ trọng của Ðảng” sẽ là những lát cắt để làm rõ thêm vai trò đặc biệt quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong việc bảo vệ sự tồn vong của Ðảng, của chế độ.

Bài 1: Bước phát triển tư duy lý luận của Ðảng về phòng, chống “giặc nội xâm”

Hiện nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta đã trở thành “một xu thế không thể đảo ngược”; không chỉ là một phong trào, một tuyên ngôn mà đã trở thành quyết tâm chính trị, thành hành động thực tế và đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện.

Từ thực tiễn sinh động, phong phú; sự đồng thuận cao độ của toàn Ðảng, toàn hệ thống chính trị, toàn dân, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của nước ta đã được đúc rút thành những bài học quý giá cả về thực tiễn và lý luận; là bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Ðảng về công tác phòng, chống “giặc nội xâm”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ rằng, mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Ðảng và bộ máy Nhà nước, để phát triển đất nước. Ảnh: TTXVN

Nhìn cho đúng bản chất kẻ thù

“Vì sao chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực?”. Ðây là câu hỏi mà người đứng đầu Ðảng đặt ra khi mở đầu tác phẩm viết về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ðặt trong bối cảnh, khi công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của nước ta hiện nay, nhất là trong 10 năm qua (2013-2023), kể từ thời điểm Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thành lập đã trở thành một cao trào quyết liệt, đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện; sự ủng hộ sâu rộng của toàn Ðảng, toàn hệ thống chính trị, toàn thể Nhân dân và sự ghi nhận, đánh giá cao của dư luận quốc tế; câu hỏi này đã thể hiện ý chí cao nhất, quyết liệt nhất; lời tuyên chiến không khoan nhượng với “giặc nội xâm” và những luận điệu xuyên tạc về “một xu thế tất yếu không thể đảo ngược”.

Như đã nói, tham nhũng, tiêu cực là vấn đề không mới, là thứ “mầm bệnh” dai dẳng của mọi thời kỳ, chỉ chờ có điều kiện thuận lợi là cựa quậy, tác hại. Ngay từ khi lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc, sáng lập Ðảng Cộng sản Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng và sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, gắn với thực tiễn cách mạng Việt Nam, hình thành nên tư tưởng của Người về công tác phòng, chống tham nhũng (tham ô, nhũng nhiễu). Bác Hồ nói về tham nhũng một cách nôm na, nhưng lột tả trọn vẹn bản chất vấn đề: “ăn cắp của công làm của tư”[1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đích danh tham ô, tham nhũng là “giặc trong lòng”, “giặc nội xâm”. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng ta xác định phòng, chống tham nhũng là “một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ tham ô, lãng phí, quan liêu”[2].

Vụ án “biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến” năm 1950 của Trần Dụ Châu và đồng bọn đã cho thấy quyết tâm phòng chống tham nhũng của Ðảng, của Bác Hồ là nhất quán, xuyên suốt, không khoan nhượng. Bác dù đau lòng nhưng vẫn chỉ rõ: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”, phải bắt lũ sâu để cho cây xanh tốt, và “với loài sâu mọt đục khoét Nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo” (Nguồn: Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Trở lại với bối cảnh đất nước ta hiện nay, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dù là ý Ðảng - lòng dân, là xu thế tất yếu nhưng những thế lực thù địch, phản động đã dùng các chiêu bài, luận điệu xuyên tạc, chống phá công cuộc này với mưu đồ, thủ đoạn thâm độc. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ rằng: “Câu hỏi này được đặt ra trong bối cảnh có một số ý kiến cho rằng nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí”, “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm và làm “chậm” sự phát triển của đất nước... Chúng ta cần thống nhất quan điểm: Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Ðảng và bộ máy Nhà nước, để phát triển đất nước. Ðây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ”, như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu”[3].

Trong khi đó, “tiêu cực” là vấn đề rộng hơn “tham nhũng”, trong tiêu cực có hành vi tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, là loại biểu hiện cụ thể của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận diện: “Tham nhũng và tiêu cực, nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau... Nếu chỉ phòng, chống tham nhũng về tiền bạc, tài sản thôi thì chưa đủ, mà nguy hại hơn là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Ðây mới là cái gốc của tham nhũng; không suy thoái, hư hỏng thì làm gì dẫn đến tham nhũng? Tiền bạc, tài sản có thể còn thu hồi được, nhưng nếu suy thoái về đạo đức, tư tưởng là mất tất cả. Vì vậy, phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tức là trị tận gốc của tham nhũng”[4].

Nhận thức mới về “giặc nội xâm”

Thực tiễn cho thấy, khi xảy ra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, dù lớn hay nhỏ, điều mà mọi người quan tâm chủ yếu là thiệt hại về mặt vật chất (kinh tế, tiền bạc, tài sản Nhà nước). Nhưng hiện nay, cuộc đấu tranh với “giặc nội xâm” đã chuyển sang một bước nhận thức mới mà đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết: “Nay chúng ta quan tâm nhiều hơn, nhìn rõ hơn tác hại tiềm ẩn, khôn lường của tham nhũng, tiêu cực, làm hư hỏng cán bộ, mất cán bộ, mất niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước, chế độ và cuối cùng là mất chế độ như từng xảy ra trong thực tiễn lịch sử thế giới. Vị trí, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được coi trọng và nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn”[5].

Ðây là nhận thức mới đã được nâng lên thành tầm lý luận của Ðảng, của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh với “giặc nội xâm” trong bối cảnh mới. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhất quán trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên nhân sâu xa của tham nhũng, tiêu cực là: “do chủ nghĩa cá nhân, do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống”, nhưng đối với bối cảnh mới của đất nước, cuộc đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực cần phải (và thực tế đã) mở rộng ra cả phạm vi: Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước; không có vùng cấm, không có ngoại lệ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không thể và không chỉ chữa “triệu chứng”, mà phải trị tận gốc, dứt căn; phải gắn chặt giữa nhiệm vụ phòng và chống. Từ đây, công cuộc chống “giặc nội xâm” đã bước sang giai đoạn mới, đi vào chiều sâu; phòng, chống cả tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa và từ gốc rễ.

Tham nhũng, tiêu cực là vấn đề xuất phát từ cán bộ, từ con người mà đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trăn trở: “xét đến ngọn ngành mọi sự trên đời này cũng đều là vấn đề con người, do con người và vì con người mà ra”. Bởi vậy, phòng chống “giặc nội xâm” phải từ nhận thức, là ý chí, là sự cảnh tỉnh cao độ của mỗi cá nhân, nhất là cán bộ, đảng viên. Trong bối cảnh đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để chỉ đạo cả công tác phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tiêu cực. Ðánh dấu giai đoạn cuộc đấu tranh với “giặc nội xâm” của Ðảng, của toàn hệ thống chính trị, của toàn dân đã có sự chuẩn bị đầy đủ cả về nhận thức, lý luận; tổ chức, lực lượng, phương thức; cơ chế, thiết chế, giải pháp hữu hiệu, toàn diện để bước vào giai đoạn tiến công, quyết thắng.

[1] Hồ Chí Minh (2021): Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, t.7, tr.355.

[2] Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, t.10, tr.579.

[3] Nguyễn Phú Trọng (2023): Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.14.

[4] Nguyễn Phú Trọng (2023): Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.16.

[5] Nguyễn Phú Trọng (2023): Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd. tr.18.

 

Phạm Quốc Rin

Bài 2: Ðảng Cộng sản Việt Nam - Nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

 

Kịp thời nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo, đảm bảo yên dân

Chiều 2/7, Ban Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị chuyên đề thực hiện Quy chế dân chủ của hệ thống chính trị về công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước theo Quyết định 322 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và sơ kết 6 tháng công tác dân vận, quy chế dân chủ ở cơ sở, Kế hoạch số 09 của Ban Dân vận Tỉnh uỷ.

HÐND tỉnh sẽ ban hành nhiều nghị quyết quan trọng

Kỳ họp thứ 14 tới là kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HÐND tỉnh, dự kiến tổ chức 3 ngày, khai mạc từ ngày 10/7. Tại kỳ họp, HÐND tỉnh sẽ thông qua 7 báo cáo và 16 dự thảo nghị quyết trên các lĩnh vực, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tạo cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

Nơi thành lập lực lượng TNXP Cà Mau

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Cà Mau với gần 800 nam, nữ thanh niên đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, luôn có mặt ở những nơi khó khăn nhất, bền gan vững chí, sẵn sàng hy sinh, vượt qua gian khổ, lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Hiệu quả từ công tác dân tộc

Huyện Ðầm Dơi có 1.784 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 8.100 người, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với hơn 1.600 hộ, hơn 7.900 người, sinh sống tập trung ở các xã: Thanh Tùng, Tân Thuận, Tân Duyệt, Ngọc Chánh, Trần Phán và Quách Phẩm Bắc. Giai đoạn 2019-2024, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc chăm lo, tạo điều kiện cho bà con đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Ðổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động

Qua nửa nhiệm kỳ 2021-2026, hoạt động của HÐND các cấp trong tỉnh Cà Mau ngày càng dân chủ, chất lượng và hiệu quả, nhiều đổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động. Qua đó, khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Ðội ngũ cán bộ đủ về lượng, tăng về chất

Xác định con người là nhân tố quyết định, khâu then chốt trong công tác xây dựng Ðảng, xây dựng nền hành chính phục vụ; thời gian qua, huyện Thới Bình luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC). Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ CB,CC,VC chuyên nghiệp, có năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đổi mới, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng

Đây là nhấn mạnh của đồng chí Phan Thăng An, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, tại phiên khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Bồi dưỡng kiến thức công tác xây dựng Đảng” cho hơn 1.700 cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí năm 2024 diễn ra ngày 26/6.

Ban pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các văn bản trình kỳ họp thứ 14

Thực hiện ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh, ngày 25/6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra các văn bản trình kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khoá X.

Nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị trong học đường

Kết luận số 94-KL/TW (Kết luận số 94), ngày 28/3/2014, của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, dù đã ban hành hơn 10 năm vẫn còn vẹn nguyên giá trị, ý nghĩa thời sự trong bối cảnh hiện nay.

Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử

Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, hoạt động của HÐND huyện Trần Văn Thời ngày càng đi vào hiệu quả, thực chất. Vai trò của đại biểu HÐND được phát huy, đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị và đời sống xã hội. Hoạt động của thường trực, các ban, tổ đại biểu HÐND huyện tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng; các nghị quyết ban hành đã góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.