ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:41:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ nữ Cà Mau thời đại mới - Bài 2: Xứng tầm phụ nữ thành phố

Báo Cà Mau (CMO) Song hành cùng chị em phụ nữ nông thôn vươn lên, phụ nữ TP Cà Mau ngày càng khẳng định trên mặt trận làm kinh tế, xứng tầm trung tâm tỉnh lỵ khi nhiều chị em làm chủ doanh nghiệp, điều hành hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả; vừa đóng góp cho nguồn thu ngân sách, vừa tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh của thành phố; nhất là chung tay cùng các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) hỗ trợ chị em khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống.

> Bài 1: Đoàn kết, giúp nhau

> Bài 3: Tự tin thời 4.0

>Bài 4:Rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam

Làm chủ doanh nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Hà vốn là nhân viên kế toán của Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Thế nhưng, với niềm đam mê kinh doanh, chị đã quyết định nghỉ việc, chuyển sang chế biến và kinh doanh trà tại Cà Mau. Thời gian đầu khởi nghiệp, chị gặp nhiều khó khăn vì phải dành nhiều thời gian, công sức tìm hiểu, nghiên cứu về trà để có thể thành công như ngày hôm nay. Hiện chị là Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ trà Thu Hà (Công ty trà Thu Hà).

Chị chia sẻ: “Tôi chuyển qua ngành kinh doanh trà được khoảng 4 năm. Nhưng chính thức thành lập công ty thì tầm hơn 1 năm qua. Bản thân là một người con của đất Bắc, đồng thời cũng là dâu của vùng trà Thái Nguyên, còn Cà Mau là quê hương bên mẹ, nên tôi muốn đem những sản phẩm từ Thái Nguyên về Cà Mau, như là cách gắn kết hai quê hương của chính mình”.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà (bìa phải) mong muốn đem hương vị trà Thái Nguyên đến với Cà Mau.

Từ khi công ty chính thức thành lập, có xưởng sản xuất ổn định tại xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Hiện công ty có khoảng 18 lao động, cả chính thức và thời vụ. Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công ty đã luôn cố gắng tạo điều kiện chăm lo tốt cho người lao động.

Chị Lý Kiều Loan, công nhân Công ty trà Thu Hà, cho biết: “Tôi làm ở đây công việc rất ổn định. Công ty có đóng đầy đủ chế độ bảo hiểm cho mình. Ðợt dịch vừa rồi, nhờ công ty có một khu phòng trọ để hỗ trợ anh em công nhân không đủ điều kiện để đi thuê phòng ở ngoài, với mức hỗ trợ 50% kinh phí trọ. Nếu như người nào thực sự khó khăn thì công ty hỗ trợ 100%. Tôi làm ở đây được 3 năm rồi, công việc là vô trà rồi đóng gói, thu nhập khá ổn định”.

Chị Nguyễn Tuyết Liễu, Chủ tịch Công đoàn Công ty trà Thu Hà, cho biết: “Tôi làm ở đây từ lúc mới thành lập công ty. Chế độ, phúc lợi của chị em đều được hưởng đầy đủ. Nói chung công nhân ở đây đều có cuộc sống tạm ổn, không có ai gặp khó khăn nhiều, luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau”.

Tích cực vì cộng đồng

Nhắc đến những người phụ nữ có đóng góp tích cực cho công tác an sinh của TP Cà Mau nói riêng cũng như của tỉnh nói chung, không thể không kể đến Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nghiệp tỉnh với rất nhiều chương trình, hoạt động từ thiện xã hội, trợ giúp phụ nữ nghèo, người khó khăn, các em học sinh nghèo… mà phần đông các chị trong CLB là những nữ doanh nhân thành đạt đang đầu tư kinh doanh hiệu quả trên địa bàn TP Cà Mau.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Diệp, Chủ nhiệm CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh, chia sẻ: “CLB thành lập cách đây 7 năm. Trước đó tôi thấy những người mua bán nhỏ thường vay tiền “nóng” để có đồng vốn làm ăn, vì họ không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng, mà tiền “nóng” thì phải chịu lãi suất rất cao. Ðể hỗ trợ họ, tôi vận động trong CLB, các thành viên ủng hộ mỗi người một ít thì được 30 triệu đồng, tôi mới đưa ý tưởng đến Hội LHPN tỉnh là sẽ cho 10 chị em phụ nữ đang khó khăn, gọi chung là chương trình “Khởi nghiệp cho phụ nữ khó khăn”. Tính ra mỗi người chỉ 3 triệu đồng, nhưng đối với những chị khó khăn thì số tiền này sẽ nhiều hơn lớn. Ðược hội thống nhất, chúng tôi trao hỗ trợ cho 10 chị em được chọn. Sau 2 năm, Hội LHPN tỉnh thông tin là các chị em sử dụng đồng vốn rất tốt, vượt qua được khó khăn. Theo đó, cứ 2 năm chúng tôi luân chuyển qua các xã, phường khác nhau, đồng tiền là cho vay nhưng không tính lãi, cứ như vậy đến bây giờ là được 7 năm”.

Bà Cao Mỹ Hiền, ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, có hơn 10 năm tham gia công tác hội phụ nữ ấp. Gia đình bà trước đây khó khăn, đất canh tác ít. Ðược chính quyền địa phương giới thiệu, bà được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, từ đó thuê thêm đất canh tác. Năm qua, gia đình bà Hiền được Hội LHPN xã giới thiệu và được CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh cho vay số tiền 3 triệu đồng để phát triển kinh tế. Kết quả, gia đình bà Hiền có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ mô hình trồng dưa và hoa màu.

Bà Hiền cho biết: “Ðược CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh chọn cho vay 3 triệu đồng, gia đình bỏ ra số vốn đầu tư vào 5 công ruộng trồng dưa hấu và trồng rau màu bán hàng tháng. Dưa hấu năm trồng được 2 vụ và trồng thêm 1 vụ lúa, từ đó đời sống gia đình đỡ hơn trước đây”.

Hàng năm, gia đình bà Cao Mỹ Hiền (bìa trái) thu nhập trên 100 triệu đồng từ nguồn trồng rau và dưa hấu.

Vừa qua, CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh vận động được 15 triệu đồng ủng hộ cho 3 chị phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn để khởi nghiệp, và hiện nay trong số đó có 1 chị, ở xã Tân Thành, khởi nghiệp từ nghề làm khô từ thịt heo và sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP.

Ngoài ra, CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh còn thực hiện chương trình “Sống yêu thương”, đây là chương trình chắp cánh ước mơ, hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để học đến đại học. Mỗi kỳ của chương trình “Sống yêu thương” vận động hỗ trợ cho 1 hoàn cảnh từ 70-100 triệu đồng.


Bà Lê Trúc Hương, Chủ tịch Hội LHPN TP Cà Mau, cho biết, Hội LHPN thành phố chỉ đạo cơ sở hội huy động vốn nội lực bằng các hình thức như: tiết kiệm, tiết kiệm tín dụng... Trong năm qua, tiết kiệm được số tiền hơn 7,8 tỷ đồng, hỗ trợ cho 1.762 chị em khó khăn vay; có 46 hội viên khá giúp 22 hội viên có hoàn cảnh khó khăn cho mượn tiền mặt, con giống, số tiền gần 102 triệu đồng. Ngoài ra, Hội LHPN thành phố còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân số tiền 9,9 tỷ đồng cho 216 chị vay, tạo điều kiện giúp hội viên có vốn sản xuất, kinh doanh, mua bán, phát triển kinh tế gia đình. Giải ngân nguồn vốn nội lực do Hội LHPN thành phố quản lý, nguồn vốn “3 biết, 2 hỗ trợ” và nguồn vốn “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, số tiền 326,5 triệu đồng cho 86 hội viên, mua bán phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch, giúp đỡ 17 hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.


 

Hoàng Vũ

Bài 3: TỰ TIN THỜI 4.0

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.