Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cùng với người Kinh chiếm đa số, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 9.699 hộ, khoảng 41.212 người.
- Phát triển nguồn nhân lực người dân tộc Khmer
- Ðồng bào Khmer tự lực vươn lên
- Trợ lực cho đồng bào Khmer
Những nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất trong tỉnh như: ấp Ðường Ðào, xã Hồ Thị Kỷ và Ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình; Phường 1, TP Cà Mau; Ấp 6, xã Khánh Lâm và Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh; ấp Bình Minh, xã Trần Hợi và ấp Cơi 5, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời; ấp Hiệp Hoà Tây, xã Ngọc Chánh và ấp Tân Ðiền B, xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi...
Những năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc về phát triển hạ tầng, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới... được triển khai thực hiện đã làm thay đổi rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, từ đó tạo động lực cho đồng bào Khmer nỗ lực vươn lên, chung sức xây dựng phum, sóc ngày thêm khởi sắc.
Bà con vùng đồng bào DTTS có nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả. (Ảnh: Mô hình nuôi cá, trồng màu và lúa cao sản của hộ ông Trần Văn Lến, Ấp 7, xã Tân Lộc).
Tại vùng đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Ðầm Dơi, ngoài nuôi tôm sinh thái, nhiều hộ dân đầu tư phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao. (Trong ảnh: Mô hình nuôi tôm công nghiệp tại ấp Hiệp Hoà Tây, xã Ngọc Chánh).
Trên vùng đồng bào dân tộc có nhiều ngôi chùa, trường học được đầu tư xây dựng khang trang, tạo điều kiện cho người dân sinh hoạt văn hoá và con em đồng bào học tập. (Trong ảnh: Chùa Rạch Cui, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời).
Xóm Khmer ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đổi thay vượt bậc nhờ phát triển kinh tế từ mô hình làm khô cá bổi.
Ðường về phum, sóc Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh.
Khởi sắc xóm Khmer ấp Tân Điền B, xã Thanh Tùng.
Huỳnh Lâm thực hiện