ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 11:58:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắc riêng phố biển

Báo Cà Mau Khi công cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam hoàn tất, hành chính nước ta thống nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau dưới thời vua Minh Mạng triều Nguyễn (1836). Sử liệu trong địa bạ triều Nguyễn đã sớm nhắc tới những cửa sông, cửa biển trọng yếu của vùng đất Cà Mau như: Bồ Ðề, Tam Giang, Hiệp Phố (Bảy Háp) và Hoàng Giang. Hoàng Giang (tức Sông Ðốc ngày nay) không chỉ là cửa biển lớn, mà còn là 1 trong 3 chợ lớn nhất của tỉnh Hà Tiên rộng lớn ngày xưa.

Địa danh Sông Ðốc cũng gắn với nhiều giai thoại về thời kỳ “Gia Long bôn tẩu” tại vùng đất Cà Mau. Nơi đây còn có tên gọi là Khoa Giang. Về tên gọi sông Ông Ðốc, cuốn “Cà Mau xưa” của tác giả Huỳnh Minh và Nghê Văn Lương dẫn lại chuyện Ðô đốc Nguyễn Văn Vàng liều mình cứu vua Gia Long trong lúc tránh quân Tây Sơn. Dân gian từ đấy truyền tụng và lâu dần thành tên gọi như hiện nay. Vài nét phác hoạ từ chính sử và tư liệu dân gian này để thấy phố biển Sông Ðốc là địa danh lâu đời, nơi lưu giữ những trầm tích văn hoá, lịch sử của tiền nhân ở Cà Mau.

Cùng với đà phát triển mạnh mẽ, phố biển vẫn còn đó những nét đẹp rất riêng trong đời sống văn hoá tinh thần của cư dân. Ông Nguyễn Đình Triểu, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Niềm tự hào của người dân Sông Ðốc không chỉ là cuộc sống ngày càng phát triển đẹp giàu, mà còn là những tài sản văn hoá tinh thần đặc sắc, truyền thống cách mạng hào hùng của ông cha để lại. Sông Ðốc không chỉ là cửa biển quan trọng, ngư trường lớn của Cà Mau, mà còn có Lễ hội Nghinh Ông độc đáo của ngư dân, và mới đây nhất là sự kiện khánh thành cụm Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc gắn với Di tích Lịch sử Quốc gia Ðịa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954, đầu năm 1955, tại bờ Nam Sông Ðốc”.

Trăm năm qua, ngư dân miền biển Sông Ðốc gìn giữ, trao truyền tín ngưỡng thờ cá Ông “Nam Hải Ðại Tướng Quân” gắn với Lễ hội Nghinh Ông rộn ràng, thành kính vào độ Rằm tháng Hai âm lịch hằng năm. Ông Trần Văn Quốc, Chánh chủ Ban Trị sự Lăng Ông Nam Hải, cho biết: “Năm 2025, tròn 100 năm tín ngưỡng thờ cá Ông được Sông Ðốc tổ chức”.

Dù còn 1 tháng nữa mới đến Lễ hội Nghinh Ông nhưng công tác chuẩn bị đã diễn ra hết sức tất bật dịp tròn 100 năm cư dân Sông Ðốc thờ tự cá Ông.

Dù còn 1 tháng nữa mới đến Lễ hội Nghinh Ông nhưng công tác chuẩn bị đã diễn ra hết sức tất bật dịp tròn 100 năm cư dân Sông Ðốc thờ tự cá Ông.

Qua lời kể của vị Chánh chủ thì vào năm 1925, tại cửa biển Sông Ðốc, cá Ông “luỵ” và ký thác thân thể vào bờ, bà con ngư dân đem về hương khói, mai táng và thờ tự cung kính. Ban đầu, bà con chỉ cúng lễ giỗ nhỏ theo tập tục truyền thống. Bởi với người dân sinh sống nghề biển, cá Ông gắn liền với niềm tin là chỗ dựa cứu nạn cho ngư dân trong lúc hiểm nguy khi biển cả sóng to, gió lớn. Lễ hội Nghinh Ông cũng là dịp để ngư dân cầu cho mưa thuận, gió hoà, sóng yên, biển lặng để những chuyến ra khơi an toàn, bình an và cá tôm đầy ghe, bội thu trở về.

Ông Huỳnh Quốc Nam, công chức Văn hoá - Xã hội thị trấn Sông Ðốc, chia sẻ: “Lăng Ông Nam Hải là di tích cấp tỉnh được công nhận vào năm 2018, còn Lễ hội Nghinh Ông là Di sản Phi vật thể Quốc gia về tín ngưỡng thờ cá Ông, được công nhận vào năm 2023, do đó, quy mô và sức lan toả của sự kiện này ngày càng lớn, không chỉ Nhân dân địa phương mà cả dòng người khắp nơi tề tựu về để cúng bái”.

Theo thời gian, Lễ hội Nghinh Ông không chỉ được gìn giữ trọn vẹn theo phong tục xưa mà còn được bồi đắp thêm những nét mới để càng trang trọng hơn, sôi nổi hơn và ý nghĩa hơn. Hiện tại, dù còn 1 tháng nữa mới đến Lễ hội Nghinh Ông nhưng công tác chuẩn bị đã hết sức tất bật. Ông Trần Văn Quốc thông tin: “Qua mỗi năm, việc tổ chức Lễ hội Nghinh Ông ngày càng tiến bộ, cái gì hay của tiền nhân thì mình tiếp tục chắt lọc để gìn giữ, phát huy; cái gì lạc hậu, biến tướng theo hướng mê tín dị đoan thì kiên quyết loại bỏ. Thêm vào đó là sự quan tâm của các cấp, các ngành, nên mùa lễ hội năm sau luôn nhộn nhịp hơn năm trước, đặc biệt là lễ hội năm nay dịp 100 năm kỷ niệm ngày thờ cá Ông tại Sông Ðốc sẽ hứa hẹn là lớn nhất từ trước đến giờ”.

Tại cụm Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc, dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua, dòng người tìm về để viếng thăm, chụp ảnh lưu niệm rất đông. Ông Huỳnh Quốc Nam đề xuất: “Do việc quản lý chưa giao về địa phương nên việc khai thác, phát huy di tích Ðịa điểm Chuyến tàu tập kết ra Bắc cũng chỉ ở mức bảo đảm an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan. Ðể phát huy được giá trị, sức lan toả của di tích thì cần tính toán phương án phù hợp hơn, tạo điều kiện để địa phương chủ động trong việc quảng bá, giới thiệu và kết nối di tích này gắn với các di sản văn hoá, các hoạt động dịch vụ, du lịch ở Sông Ðốc”.

Ông Nguyễn Đình Triểu nhận định: “Lợi thế của Sông Ðốc hiện nay là đã có tuyến giao thông đường bộ trục Ðông - Tây nối Sông Ðốc đến tận cửa Gành Hào nên du khách có thể ghé thăm thuận tiện. Khi tái khởi động và khai thác lại tuyến đường tàu cao tốc trên biển nối Sông Ðốc - Nam Du - Phú Quốc và bố trí bến bãi phù hợp thì lượng khách về Sông Ðốc sẽ tăng lên nhanh chóng và có đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương cũng như của tỉnh nhà”.

Phố biển Sông Ðốc không chỉ giàu đẹp mà còn là nơi những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, những sắc riêng mang đậm hồn cốt, phong vị của vùng đất, con người miền biển toả rạng lấp lánh.

Phố biển Sông Ðốc không chỉ giàu đẹp mà còn là nơi những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, những sắc riêng mang đậm hồn cốt, phong vị của vùng đất, con người miền biển toả rạng lấp lánh.

Tài nguyên văn hoá của Sông Ðốc còn có thể kể đến những làng nghề truyền thống, các hoạt động trải nghiệm gắn với tập tục sinh hoạt đặc sắc của cư dân miền biển, chùa Bà Thiên Hậu gắn với những phong tục cộng đồng người Hoa... Theo ông Huỳnh Quốc Nam thì đây là những tiềm năng lớn của địa phương để có thể tập trung xây dựng, phát triển và khai thác gắn với định hướng phát triển lĩnh vực du lịch trong tương lai.

Theo quy hoạch của tỉnh Cà Mau, thị trấn Sông Ðốc được xác định là một trong những cực đô thị động lực phát triển của tỉnh nhà. Tương lai không xa, Sông Ðốc không chỉ phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội mà còn là nơi những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, sắc riêng mang đậm hồn cốt, phong vị của vùng đất, con người phố biển toả rạng lấp lánh./.

 

Phạm Nguyên

 

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…

Trưng bày chuyên đề "Ninh Bình - Dấu ấn vùng đất cổ"

Hoạt động trưng bày được khai mạc vào sáng ngày 24/3, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau), do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức.