ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 18:59:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sẵn sàng tham gia sân chơi lớn

Báo Cà Mau Nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh kinh tế thuỷ sản, tạo cơ hội mời gọi đầu tư, hướng đến phát triển bền vững, huyện Năm Căn đã và đang tích cực phối hợp chuẩn bị các điều kiện tham gia Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) năm 2023.

Trong đó, huyện chủ động vận động các doanh nghiệp, chủ thể OCOP trên địa bàn tham gia sự kiện lớn này để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và bảo quản sau thu hoạch thuỷ sản; đồng thời giao lưu, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp, chủ thể trong và ngoài tỉnh.

Các chủ thể OCOP của huyện Năm Căn đang sẵn sàng tham gia Festival Tôm năm 2023. (Ảnh chụp tại HTX Tài Thịnh Phát Farm, xã Tam Giang, huyện Năm Căn).

Ông Dư Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Dư Thái Bình, xã Hàm Rồng, chia sẻ: “Thương hiệu cua Năm Căn đã có từ lâu, mừng là cua của công ty vừa được chứng nhận OCOP 3 sao trước thềm tiến tới sự kiện lớn Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ÐBSCL. Khác với những lần đi xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh trước, lần này đơn vị cảm thấy tuy có áp lực nhưng tự hào, có động lực hơn khi mang “đứa con tinh thần” vừa khoác lên mình chiếc áo OCOP tham gia sân chơi lớn”.

Cua Năm Căn của Công ty TNHH Dư Thái Bình vừa được hội đồng cấp huyện cấp chứng nhận OCOP 3 sao, sẽ tham gia  Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023 lần này.

“Hiện công ty đang chuẩn bị khâu trang trí, làm sao cho sản phẩm OCOP của mình thật ấn tượng và bắt mắt trong lần đầu chào sân OCOP. Theo kế hoạch, từ nay đến khi diễn ra Festival, công ty sẽ cố gắng chủ động nguồn hàng để đảm bảo đủ cung ứng”, ông Bình cho biết thêm.

UBND huyện Năm Căn đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm được chứng nhận OCOP đối với con tôm để liên kết bố trí nguồn nguyên liệu chuẩn bị tham gia Festival Tôm. Ðồng thời, chuẩn bị một số sản phẩm đặc trưng của địa phương như bánh phồng tôm, bánh phồng chuối và bánh phồng môn của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát; tôm sú sinh thái của Hợp tác xã Tài Thịnh Phát Farm; bánh phồng tôm của Công ty TNHH SX-TM-DV Kiên Cường...

Ông Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH SX-TM-DV Kiên Cường, xã Hàng Vịnh, cho hay: “Công ty chúng tôi đã ký kết với công ty cung ứng bột, chủ động nguồn nguyên liệu tôm ở địa phương, sẵn sàng cho các đơn hàng nhân sự kiện Festival Tôm Cà Mau, lễ Giáng sinh và tết Nguyên đán sắp đến. Mấy ngày qua, khi vận hành dây chuyền sản xuất bánh phồng tôm khép kín, công nhân tăng ca liên tục, có vậy mới kịp trả hàng cho khách theo đơn cũng như các đơn hàng xuất khẩu”.

Công ty TNHH SX-TM-DV Kiên Cường cho công nhân tăng ca liên tục để kịp trả hàng cho khách theo đơn và tham gia sự kiện Festival Tôm Cà Mau.

Ông Lê Văn Sin, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết, phòng tham mưu UBND huyện cụ thể hoá chủ trương của tỉnh; theo đó, nhiều sản phẩm OCOP của Năm Căn đã sẵn sàng có mặt tại Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ÐBSCL 2023.

Ðể tham gia sự kiện này, huyện Năm Căn còn chuẩn bị sẵn sàng nhiều sản phẩm khác gồm: tôm khô sinh thái, thịt cua sinh thái, chả tôm sinh thái, chà bông tôm, cua sống sinh thái... Toàn huyện hiện có 12 sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP 3 sao, đây cũng là những sản phẩm tiềm năng huyện đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận 4 sao thời gian tới.

Với sự chủ động này, tin rằng các chủ thể OCOP của Năm Căn sẽ quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình đến bạn bè, khách hàng, đối tác trong và ngoài khu vực, thậm chí nước ngoài, góp phần cùng tỉnh Cà Mau có một kỳ Festival thành công như mong đợi./.

 

Phú Hữu

 

Tường thuật xổ số miền bắc siêu nhanhTham khảo Hiệu suất vượt trội

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.