ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 19:58:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sản xuất nhỏ gắn với bảo vệ môi trường

Báo Cà Mau Những năm gần đây, bên cạnh tận dụng bờ ao, đất trống quanh nhà, vườn để phát triển kinh tế, nhiều hộ gia đình còn chú trọng đến việc canh tác sao cho giảm thiểu tác động đến môi trường sống, an toàn sức khoẻ cho bản thân và người tiêu dùng.

Bên cạnh nuôi tôm càng xanh, làm lúa, hộ anh Mai Phước Toàn, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước còn tận dụng diện tích 4 bờ ao trồng xen canh nhiều loại rau màu như: đậu xanh, bắp và dưa hấu...

Trong đó, dưa hấu là sản phẩm chủ lực, bởi chất lượng dưa ngon ngọt, ruột đỏ căng do chủ yếu sử dụng phân bón ủ từ cá tươi, hạn chế các chế phẩm bảo vệ thực vật. Anh Toàn chia sẻ: “Tôi trồng dưa cũng hơn 30 năm nay, do không thuê mướn nhân công nên mỗi bờ đất tôi trồng khoảng 400 dây dưa, đủ cung cho lái. Mỗi năm sản xuất 3 vụ, mỗi vụ khoảng 2,5 tháng là thu hoạch. Dưa chủ yếu tiêu thụ trong vùng, nên tôi chú trọng khâu chăm sóc và bón phân, chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng thuận tự nhiên. Phân thì tôi dùng cá tươi ủ để bón cho cây, còn riêng thuốc bảo vệ thực vật thì sử dụng các chế phẩm sinh học cho an toàn nhưng không lạm dụng”.

Với lối canh tác thân thiện với môi trường, trong trồng trọt anh Toàn chủ động sử dụng phân bón được ủ từ nguồn cá tươi để nâng cao chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Từ trồng các loại rau màu đến việc nuôi tôm, trồng lúa, anh Toàn đều tìm các sản phẩm có nguồn gốc an toàn. Theo anh, việc canh tác theo hướng thân thiện với môi trường mang nhiều lợi thế, giữ cho đất được tơi xốp, mà người trực tiếp canh tác hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nguồn hoá chất độc hại, tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ. Cách làm trên không chỉ giúp hạn chế sâu bệnh gây hại, mà còn giảm chi phí cải tạo đất hằng năm, tiết kiệm chi phí đầu vào trong chăm sóc, nhờ đó giá nông sản bán ra cũng nhỉnh hơn so với cách trồng thông thường.

Bà Phạm Thị Út (56 tuổi, ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) từng có thời gian dài làm phụ hồ tại tỉnh Ðồng Nai để tìm kế sinh nhai. Chán cảnh rày đây mai đó, bà Út quyết tâm trở về quê canh tác. Với chút kinh nghiệm nghề trồng rẫy, bà cải tạo lại diện tích đất quanh nhà, trồng cải trắng, rau ăn lá các loại, dưa hấu, dưa leo, cà tím, cà chua, khổ qua...

Bà Út bộc bạch: “Từ khi chuyển sang mô hình mới, thu nhập gia đình cải thiện rõ rệt, nhất là không phải làm thuê bên ngoài. Ban đầu khu trồng rau màu là vùng đất trống bỏ hoang, cằn cỗi, sau đó tôi cải tạo đất cho màu mỡ, trồng thêm nhiều loại để dùng trong gia đình, từ từ thấy hiệu quả nên mở rộng diện tích trồng cũng như đa dạng nhiều loại để dễ tiêu thụ”.

Với diện tích nhỏ trồng nhiều loại rau củ quả, bà Út (bên trái) không chỉ mở ra hướng đi mới mà thu nhập trong gia đình cũng cải thiện rõ rệt.

Mỗi ngày từ các loại nông sản hiện có, bà Út thu hoạch bán lẻ và bỏ mối sỉ tại chợ Nhà Phấn, thu nhập từ 300-400 ngàn đồng. Mỗi năm, trừ hết chi phí bà có lãi từ 70-80 triệu đồng từ nghề trồng màu.

Với quan điểm trồng bán cũng như nhà ăn, trong trồng trọt hay chăn nuôi, bà Út đều tận dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để ủ làm phân bón. Cụ thể, bà sử dụng rác hữu cơ trong sinh hoạt, phân gà, cá để ủ thành phân sinh học, vừa tiết kiệm chi phí mua vật tư nông nghiệp, mà kết quả thu lại tốt hơn so với dự tính. Hiện tại, khi đã ổn định kinh tế, với diện tích mặt ao tương đối rộng, bà Út dự tính kết bè để trồng thêm nhiều loại rau màu, vừa chủ động được nguồn nước tưới, mà riêng với việc canh tác trên bè cũng hạn chế sâu bệnh, cùng đó là nhân rộng diện tích trồng màu lên đáng kể.

Chị Phan Mỹ Til, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Thạnh Phú, cho biết: “Nhờ địa phương đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong người dân nên nhiều hộ gia đình tập thói quen phân loại rác theo nguồn, tận dụng tối đa các phế phẩm, rau củ quả hữu cơ phân huỷ để làm phân bón cho cây trồng, vừa bảo vệ môi trường, lại góp phần cho diện mạo nông thôn thêm xanh, sạch. Riêng đối với hội viên, thông qua những lần họp, Hội phát động phong trào thi đua, chị em hăng hái tìm ra những cách làm hay, nhân rộng trong khu vực. Ðịnh hướng mỗi nhà tự trồng rau sạch, vừa cung cấp trong gia đình lại tăng thu nhập ít nhiều, xa hơn là hình thành vùng canh tác an toàn, tự nhiên”./.

 

Ngô Nhi

 

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động

Ngày 27/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ và đối thoại với doanh nghiệp kết hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh.

Giá lúa cao hơn cùng kỳ từ 500-2.000 đồng/kg

Nhiều bà con nông dân đang thu hoạch lúa hè thu cho biết, hiện thương lái cân lúa tươi cắt máy tại ruộng đối với giống OM18 dao động từ 7.500-7.800 đồng/kg, còn giống lúa OM5451 ở mức từ 7.000-7.300 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 9.000-9.500 đồng/kg, lúa ST24 và ST25 giá từ 9.700-10.500 đồng/kg. Với mức giá như trên thì bình quân giá lúa tươi được nông dân bán cao hơn từ 500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

U Minh tăng tốc thu ngân sách

Ðối mặt nhiều khó khăn, thách thức do một số nguồn thu sụt giảm, tình hình kinh tế phục hồi chậm, các nguồn thu phát sinh hạn chế; tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm, quyết liệt khai thác các nguồn thu, huyện U Minh đang tăng tốc thu ngân sách trong chặng nước rút.