ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 17:57:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sống nơi đầu sóng

Báo Cà Mau (CMO) Những năm gần đây tình trạng sạt lở bờ biển (cả biển Đông và biển Tây), ven sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn ra với tốc độ rất nhanh, một số đoạn sạt lở nghiêm trọng, có nguy cơ làm vỡ đê bất cứ lúc nào. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế khiến tài sản và tính mạng của hàng ngàn hộ dân đang đặt trong tình trạng báo động. Loạt bài “Sống nơi đầu sóng” sẽ giúp bạn đọc thấy rõ hơn vấn đề này.

Bài 1: “Nóng" tình trạng sạt lở

Đã trở thành quy luật, hằng năm, cứ bước vào mùa mưa, tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh lại nóng lên. Năm nay cũng vậy, từ đầu năm đến nay, đã xuất hiện hàng loạt các điểm sạt lở nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm từ biển Đông sang biển Tây và cả trong khu vực các cửa sông.

“Toàn tỉnh có tới 27 điểm sông, rạch có nguy cơ sạt lở cao với chiều dài gần 40 km; trong đó có 8 điểm đang đứng trước nguy cơ sạt lở nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm”, ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, cho biết.

Sạt lở ngày càng nghiêm trọng

Dọc theo tuyến sông Cửa Lớn là một trong những khu vực có nhiều điểm nóng về sạt lở với tổng chiều dài ước tính lên đến gần 5.000 m, tập trung trên địa bàn xã Hàng Vịnh và thị trấn Năm Căn.

Gia đình ông Út Tân (chủ cơ sở giống Nhật Tân, ấp Xóm Lớn Ngoài, xã Hàng Vịnh) vừa làm trại giống vừa nuôi tôm công nghiệp dọc tuyến sông Cửa Lớn nhiều năm qua. Đây là một trong những hộ khá giả trong khu vực. Tuy nhiên, dòng nước sông Cửa Lớn không còn “dễ tính” như trước khi đã "lấy" đi của ông một số hạng mục công trình và đe doạ trực tiếp đến trại giống của gia đình.

Nhìn ra dòng nước đang cuồn cuộn chảy, ông Út Tân chia sẻ, chỉ vài ngày trước, cách xa ngoài kia 15 m là cây mắm cao trên 10 m, nhưng chỉ trong 4 đêm (từ mùng 4 đến mùng 7 tháng 5 âm lịch) nó đã biến mất không còn vết tích. “Chỉ 4 đêm mà lở sâu vào trên 15 m, đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến tình trạng sạt lở nghiêm trọng như vậy", ông Út Tân thẫn thờ.

Huyện Năm Căn là một trong những địa phương xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng. Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Phan Thanh Phương thống kê, từ đầu năm đến nay đã xảy ra tới 9 vụ sạt lở đất với chiều dài trên 400 m, làm thiệt hại 16 căn nhà dân, 30 m đường giao thông, trên 200 ha đất nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại nghiêm trọng, thiệt hại kinh tế ước tính gần 2 tỷ đồng.

Không chỉ vậy, theo rà soát của huyện Năm Căn, trên địa bàn huyện còn 14 điểm đang đứng trước nguy cơ sạt lở với tổng chiều dài khoảng 13 km. Ông Phương cho biết thêm, không chỉ có nhiều điểm nóng về sạt lở với nguy cơ thiệt hại lớn về tài sản mà trên địa bàn huyện còn phải đối mặt với triều cường. Cụ thể, từ đầu năm đến nay triều cường đã làm vỡ bờ bao nuôi tôm công nghiệp của 2 hộ dân, thiệt hại từ 60-80% tôm nuôi trong ao với 0,83 ha.

Tình trạng sạt lở ven các tuyến sông, nơi tập trung đông dân cư đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng nhanh qua từng năm, lan rộng thêm nhiều huyện.

Khu vực chợ Tân Tiến, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, dù nằm sâu trong nội đồng nhưng nhiều năm qua được xem là điểm nóng về sạt lở.

Chủ tịch UBND xã Tân Tiến Mai Việt Triều cho biết, chợ Tân Tiến là một trong những khu vực trọng điểm về sạt lở ven sông hiện nay của tỉnh. Hiện nay, khu vực này có khoảng 1.900 m đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ gây thiệt hại nặng nề đến nhà cửa, tài sản của 190 hộ dân, với khoảng 760 nhân khẩu. Đồng thời, hiện đang xảy ra tình trạng sạt lở tuyến đường giao thông liên huyện từ xã Tân Tiến đi trung tâm huyện Đầm Dơi.

Theo ông Nguyễn Long Hoai, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh có 30 vụ sạt lở sông, rạch. Tình trạng sạt lở ở khu vực ven sông nơi tập trung dân cư đang diễn ra trên diện rộng thuộc 3 huyện: Năm Căn, Đầm Dơi và Ngọc Hiển, gây ảnh hưởng gần 1.000 hộ dân đang sinh sống trong khu vực.

Báo động lở từ Đông sang Tây

Dọc theo mé biển, tình trạng sạt lở càng trở nên phức tạp hơn. Là tỉnh có 3 mặt giáp biển, với chiều dài bờ biển lên tới 254 km, nên Cà Mau chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Một trong những hậu quả nặng nề mà thời tiết cực đoan gây ra được thể hiện rõ nhất qua thống kê của ông Hoai. Đó là, từ năm 2007 đến nay toàn tỉnh đã mất khoảng 4.064 ha rừng phòng hộ ven biển. Trong tổng chiều dài bờ biển của tỉnh có đến 150 km đang trong tình trạng sạt lở làm mất diện tích đất bình quân mỗi năm khoảng 450 ha. Đặc biệt, trong số đó có nhiều điểm đang bị sạt lở nghiêm trọng, có nguy cơ vỡ đê.

Đoạn đê biển Tây khu vực xã Khánh Tiến, huyện U Minh vẫn là một trong những điểm nóng về sạt lở..

Hiện đang bảo vệ sản xuất và đời sống của khoảng 26.196 hộ dân bên trong với trên 128.972 ha đất sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp, nhưng thời gian qua, tuyến đê biển Tây xuất hiện nhiều điểm nóng về sạt lở. Mặc dù tỉnh đã triển khai xây dựng được trên 10,8 km kè khẩn cấp, tổng trị giá khoảng 286 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn chưa thấm vào đâu; khu vực biển Tây vẫn ngày ngày bị nước biển lấn dần vào thân đê. Cụ thể như: đoạn đê thuộc xã Khánh Tiến dài khoảng 5 km, xã Khánh Bình Tây cũng khoảng 5 km, khu vực Sào Lưới của huyện Phú Tân… vành đai rừng phòng hộ chỉ còn vài mét là đến thân đê, đe doạ đến đời sống người dân bên trong.

Phía bờ biển Đông hiện nay cũng trong tình trạng sạt lở ngày một nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi năm khu vực này bị nước biển lấn sâu vào đất liền từ 45-50 m. Đặc biệt, ông Hoai cho biết, khu vực biển Đông hiện có 4 đoạn bức xúc với chiều dài khoảng 10 km cần được sớm đầu tư. Đây là khu vực đang trong tình trạng sạt lở cực kỳ nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng và tài sản của gần 2.140 hộ dân, với trên 8.300 khẩu cần được ưu tiên đầu tư.

Có thể thấy, 4 đoạn đang là điểm nóng về sạt lở của khu vực biển Đông đó là những nơi dân cư tập trung đông và là trung tâm hành chính Nhà nước nên mức độ thiệt hại vô cùng lớn nếu không có giải pháp ứng phó kịp thời. Cụ thể là đoạn Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn với chiều dài sạt lở khoảng 1 km; đối với huyện Ngọc Hiển là đoạn thị trấn Rạch Gốc khoảng 2 km, đoạn Hóc Năng, xã Tân Ân dài khoảng 4 km, đặc biệt là đoạn Vàm Xoáy, xã Đất Mũi dài khoảng 2 km.

Về cửa biển Vàm Xoáy, xã Đất Mũi thời gian này là đúng vào cao điểm sạt lở (mùa gió Nam từ tháng 4-7). Hai bên cửa Vàm Xoáy được nhiều người quen gọi là “xóm lở”. Bởi đây là 1 trong 8 điểm được liệt vào hàng lở cực kỳ nguy hiểm trong hơn 10 năm qua. Ngồi trong căn nhà tạm bằng cây lá địa phương mà chính bản thân ông Năm Chiến (Trần Minh Chiến) không biết khi nào sẽ phải di dời nơi khác vì sạt lở. Nói về tốc độ sạt lở nơi đây, ông Chiến chỉ tay thẳng phía biển, nơi cách chỗ ở hiện nay gần 1 km, chia sẻ: “Những hàng đáy lú ngoài kia là nền nhà trước đây của gia đình tôi. Không biết đã bao nhiêu lần di dời rồi, không nhớ nổi, chỉ biết sóng đánh đến đâu thì dời đến đó, tới nay đã vào bên trong gần 1 km rồi”.

Cũng giống như ông Năm Chiến, người dân sống dọc theo tuyến ven biển Đông và biển Tây chưa hiểu rõ lắm về thuật ngữ "biến đổi khí hậu" nhưng bà con rất tường tận tình trạng sạt lở đất như thế nào. Bởi, hơn ai hết họ là những người có thâm niên sống nơi đầu sóng

Bài 2: Cám cảnh "sống chung" với sạt lở

Bài 3: Đâu là giải pháp căn cơ?

Nguyễn Phú

Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng hiện nay, UBND tỉnh Cà Mau đã có Tờ trình số 103/TTr-UBND đề xuất Chính phủ các dự án trọng điểm ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. Cụ thể dự án xây dựng kè tạo bãi trồng rừng ngăn mặn ven biển; phòng, chống sạt lở biển Tây với tổng mức đầu tư khoảng 657,7 tỷ đồng và dự án kè gây bồi tạo bãi chống xói lở bờ biển Đông với tổng mức đầu tư 633,5 tỷ đồng.

 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).