ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 06:48:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sống nơi đầu sóng

Báo Cà Mau (CMO) Giải pháp công trình, trong đó có xây dựng kè chống sạt lở, các khu tái định cư được xem là giải pháp căn cơ lâu dài. Tuy nhiên, hiện nay giải pháp này đang đi vào bế tắc khi nguồn kinh phí quá ít.

Bài 3: Đâu là giải pháp căn cơ?

“Kiến nghị các ngành chức năng cũng như Trung ương sớm bố trí vốn để tái định cư cũng như xây dựng bờ kè để chống sạt lở, bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân”, Chủ tịch UBND thị trấn Năm Căn Phạm Trường Giang đề xuất. Rõ ràng việc xây dựng tái định cư và bờ kè chống sạt lở hiện nay được xem là giải pháp căn cơ và lâu dài nhất nhưng nguồn vốn thực hiện đang là bài toán vô cùng hóc búa.

Hụt hơi về vốn

Theo quy hoạch trong giai đoạn 2006-2016 toàn tỉnh sẽ triển khai 18 dự án trên quy mô diện tích khoảng 309 ha và tổng vốn đầu tư hơn 532 tỷ đồng. Khi hoàn thành các dự án này sẽ bố trí được khoảng 5.454 hộ dân. Đến nay đã triển khai đầu tư 15 dự án bố trí dân cư. Tuy nhiên, do thiếu vốn (kể từ năm 2006-2016 chỉ mới bố trí được 184,5/532 tỷ) nên mới hoàn thành được 5 dự án; 5 dự án đang trong tình trạng đầu tư dở dang; đình 2 dự án; hoãn theo Nghị quyết 11 của Chính phủ 3 dự án.

5 dự án đã thực hiện hoàn thành gồm: dự án sắp xếp dân cư xen ghép kinh Kiểm Lâm, Kinh Chùa, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời; xã Tân Lộc, huyện Thới Bình; xã Tân Thuận và Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. Các dự án này đã tiến hành bố trí được khoảng 217 hộ.

Các dự án đang thực hiện dở dang vô cùng khó khăn về nguồn vốn. Đơn cử như dự án xây dựng khu tái định cư rừng phòng hộ biển Tây trên địa bàn huyện U Minh. Dự án này gồm 3 điểm dân cư là vàm kinh Hương Mai, vàm kinh Tiểu Dừa và vàm kinh Lung Ranh. Theo đó, khi hoàn thành sẽ bố trí được khoảng 436 hộ. Tuy nhiên, đến nay chỉ có điểm dân cư vàm kinh Hương Mai và Lung Ranh đã bố trí được 294/334 hộ; còn điểm vàm kinh Tiểu Dừa chưa được đầu tư xây dựng.

Không chỉ vậy, mặc dù đã bố trí dân cư từ khá lâu, 2 điểm dân cư trên vẫn còn thiếu một số công trình cơ bản như trường mẫu giáo, chợ, tổ y tế, trường tiểu học, nhà sinh hoạt văn hoá do thiếu vốn.

Đặc biệt hơn là khu tái định cư Xẻo Quao, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời được xây dựng từ năm 2004-2005 và đã hoàn thành giai đoạn 1, bố trí được trên 86 hộ dân sinh sống. Tuy nhiên, đến nay hạ tầng vẫn chưa thể hoàn chỉnh. Người dân sống trong khu dân cư vẫn bị cô lập. Đã qua hơn 10 năm nhưng dự án này còn vướng công tác giải phóng mặt bằng, trong khi đây là dự án vô cùng quan trọng.

Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc Lâm Văn Phú cho biết, cuộc sống bà con được bố trí vào khu dân cư vô cùng khó khăn do hạ tầng còn thiếu quá nhiều. Hiện số hộ dân được bố trí trước đây nay chẳng còn lại là bao.

3 khu tái định cư vàm Ba Tỉnh, Sào Lưới và Kinh Tư của huyện Trần Văn Thời cũng trong tình trạng tương tự. 2 khu tái định cư là vàm Ba Tỉnh và Sào Lưới phải tạm thời ngưng để xây dựng trong thời gian tới do không có vốn. Khu dân cư Kinh Tư, xã Khánh Hải đang xét để bố trí dân cư được 133/281 hộ. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu cầu, đường đấu nối vào, cũng như san lấp bù mặt bằng và trường mẫu giáo với tổng mức đầu tư trên 18 tỷ đồng mới hoàn thành.

Ngoài ra, ông Phạm Ngọc Toàn, Trưởng Phòng Phát triển nông thôn và Bố trí dân cư, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết, còn nhiều dự án tái định cư đang trong tình trạng dở dang hoặc phải tạm ngưng vì chưa thể bố trí được vốn.

Không chỉ có dự án tái định cư mà các dự án kè chống sạt lở cũng đang trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng. Do nhu cầu bức thiết, bên cạnh những văn bản kiến nghị, tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ngày 29/5 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét bố trí vốn hỗ trợ, bởi đây là những công trình cấp bách để bảo vệ người dân tại những điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng.

Huy động toàn dân chống lở

Trong khi chờ biện pháp khắc phục hữu hiệu nhất từ cơ quan cấp cao hơn thì nhiều năm qua chính quyền cấp cơ sở đã dồn sức có thể để hạn chế thiệt hại do sạt lở đất gây ra. Xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi là một trong những địa phương có điểm nóng về sạt lở.

Chủ tịch UBND xã Tân Tiến Mai Việt Triều cho biết, địa phương đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân dọc theo khu chợ (khu vực sạt lở) di chuyển tài sản có giá trị, người già, trẻ em đến nơi an toàn. Đồng thời, vận động những người có điều kiện di dời đến nơi ở an toàn.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuỷ lợi Trần Quang Hoài (thứ ba từ trái sang) cùng lãnh đạo tỉnh Cà Mau khảo sát tình hình sạt lở đê biển Đông.Ảnh: TRUNG ĐỈNH

Không chỉ vậy, nhiều địa phương đã ra sức vận động người dân, doanh nghiệp xây dựng kè khu vực đất mình quản lý để hạn chế tình trạng sạt lở. Những người có điều kiện thì đầu tư xây dựng kè bê-tông, gia đình khó khăn hơn thì sử dụng cây địa phương như tràm, tre, hoặc trồng cây ven sông giữ đất…

Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý là một trong những doanh nghiệp đã chủ động bỏ tiền xây dựng kè chống sạt lở kết hợp với phát triển du lịch được đánh giá khá hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn chưa thể thấm vào đâu so với tổng nhu cầu vốn thực hiện các dự án trọng điểm ứng phó biến đổi khí hậu là 1.541 tỷ đồng.

Để tiếp tục huy động vốn của doanh nghiệp đầu tư xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển kết hợp với đầu tư khai thác du lịch sinh thái, điện gió, điện năng lượng mặt trời, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét có cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai, về rừng như: được sử dụng thêm diện tích rừng phòng hộ ven biển để kinh doanh du lịch sinh thái.

Trong lúc chờ vốn ngân sách đầu tư các công trình chống sạt lở cũng như các khu tái định cư thì việc tuyên truyền nâng cao ý thức tự bảo vệ tài sản và sản xuất của gia đình mình là vô cùng cần thiết. Vấn đề này cũng đã được Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử nhấn mạnh trong các chuyến khảo sát thực tế một số điểm sạt lở tại một số địa phương trong thời gian gần đây.

Trong chuyến khảo sát tình trạng sạt lở trên địa bàn huyện Năm Căn ngày 1/6 vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo, trước mắt cần tăng cường công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần đoàn kết, đùm bọc, hỗ trợ nhau của người dân. Tiến hành rà soát, thống kê nhanh và cụ thể, chi tiết các hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở để có kế hoạch di dời khẩn cấp, thoả mãn được nguyện vọng cũng như sinh kế của người dân trước mắt và lâu dài, hướng tới mục tiêu là giúp dân ổn định cuộc sống./.

Bài 1: “Nóng" tình trạng sạt lở

Bài 2: Cám cảnh "sống chung" với sạt lở

Nguyễn Phú

Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh có 3 điểm dân cư đang trong tình trạng sạt lở cực kỳ nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại nặng nề đến nhà cửa, tài sản của người dân cần được ưu tiên vốn để đầu tư kè chống sạt lở khẩn cấp. Cụ thể, khu dân cư trung tâm xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi với 1.200 hộ, khoảng 4.500 khẩu có nguy cơ bị ảnh hưởng; khu vực thị trấn Năm Căn có 100 hộ với trên 500 khẩu; khu vực chợ xã Tân Tiến với 190 hộ.

Ngoài ra, dự án sắp xếp dân cư khu vực bị sạt lở ven biển Đông thuộc cửa Vàm Xoáy và Rạch Gốc cũng đang cần được bố trí vốn để đầu tư khẩn cấp. Hai khu vực này có gần 500 hộ dân với trên 2.000 khẩu đang sinh sống.

Tổng nguồn vốn để thực hiện các dự án khẩn cấp trên khoảng 762 tỷ đồng.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.