ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 10:13:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Báo Cà Mau Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Cà Mau có vị trí địa lý đặc biệt, với 3 mặt giáp biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn lớn thứ hai cả nước và vùng biển rộng hơn 71.000 km². Ðây là lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển, thuỷ sản, năng lượng tái tạo và du lịch sinh thái. Không chỉ có nguồn lợi thuỷ hải sản dồi dào, đất đai rộng lớn phù hợp cho nông nghiệp công nghệ cao, Cà Mau còn là tỉnh hiếm hoi có tiềm năng phát triển đồng thời cả điện gió, điện mặt trời và điện khí LNG.

Những năm gần đây, tỉnh đã ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về số lượng và quy mô các dự án đầu tư. Các dự án trọng điểm như: Nhà máy Ðiện khí LNG Cà Mau, cụm trang trại điện gió ven biển ở Ðầm Dơi, Ngọc Hiển, hay vùng nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, đã góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế địa phương.

"Tỉnh Cà Mau không có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông như các địa phương khác, nhưng có những tiềm năng rất riêng biệt. Ðiều quan trọng là biết khai thác hiệu quả và có chính sách phù hợp để thu hút nhà đầu tư chiến lược", ông Ngô Văn Huynh, Phó giám đốc Sở Tài chính, nhận định.

Tổ hợp Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau - Ðiểm nhấn trong chiến lược phát triển công nghiệp xanh và bền vững của tỉnh và cả nước.

Tổ hợp Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau - Ðiểm nhấn trong chiến lược phát triển công nghiệp xanh và bền vững của tỉnh và cả nước.

Ðồng hành cùng doanh nghiệp

Nhằm phát huy thế mạnh và thu hút nguồn lực phát triển, tỉnh Cà Mau đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, đồng thời liên tục cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ và tạo môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng.

Ông Ngô Văn Huynh cho biết, tỉnh xác định rõ tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp là cốt lõi trong chính sách mời gọi đầu tư. Doanh nghiệp không chỉ là nhà đầu tư, mà còn là đối tác, là lực lượng đồng hành cùng chính quyền địa phương phát triển kinh tế. Chính vì vậy, Cà Mau luôn chủ động lắng nghe, tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư triển khai dự án nhanh chóng, hiệu quả. Tỉnh đang thực hiện hàng loạt chính sách ưu đãi về thuế, đất đai và thủ tục hành chính. Cụ thể, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng mức 10-17% trong thời gian ưu đãi, miễn 2-4 năm, giảm 50% trong các năm tiếp theo, tuỳ lĩnh vực và địa bàn đầu tư. Miễn, giảm tiền thuê đất đối với các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư như năng lượng sạch, chế biến thuỷ sản, du lịch sinh thái. Áp dụng mô hình một cửa liên thông, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đầu tư từ 30 ngày xuống còn dưới 15 ngày làm việc.

Theo thống kê của Sở Tài chính, đến nay, toàn tỉnh có hơn 320 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nổi bật là các dự án thuộc các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, thuỷ sản và nông nghiệp công nghệ cao...

Ông Ngô Văn Huynh nhận định, Cà Mau là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về điện gió trên biển, với hàng chục dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư. Ðối với thuỷ sản và nông nghiệp công nghệ cao, đã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào chuỗi nuôi - chế biến - xuất khẩu tôm công nghệ cao, mang lại giá trị xuất khẩu bền vững. Hay về du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, với những điểm đến nổi bật như: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, rừng U Minh Hạ, đầm Thị Tường, tỉnh đang kêu gọi đầu tư các khu du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên.

“Chúng tôi không chỉ thu hút vốn, mà còn hướng đến thu hút các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, có năng lực tài chính và công nghệ để cùng Cà Mau phát triển theo hướng xanh, bền vững,” ông Huynh nhấn mạnh.

Tỉnh Cà Mau đang kêu gọi đầu tư các khu du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên.

Tỉnh Cà Mau đang kêu gọi đầu tư các khu du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên.

Ðột phá hạ tầng - mở rộng kết nối

Nhận thức rõ vai trò của hạ tầng trong thu hút đầu tư, những năm gần đây, Cà Mau đã và đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như: tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (đoạn qua Hậu Giang - Bạc Liêu - Cà Mau) giúp rút ngắn thời gian kết nối từ TP Hồ Chí Minh về Cà Mau; Sân bay Cà Mau đang được nâng cấp thành sân bay cấp 4C, hướng đến mở thêm đường bay quốc tế trong tương lai; Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai và cảng Năm Căn được quy hoạch hiện đại, phục vụ vận tải hàng hoá và hành khách đường biển.

Sự hoàn thiện về hạ tầng không chỉ giúp Cà Mau tăng tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, thúc đẩy liên kết vùng với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Ðền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ Âu Cơ ở Khu Du lịch Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển).

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Ðền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ Âu Cơ ở Khu Du lịch Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển).

Hướng đến năm 2030 và xa hơn là tầm nhìn đến năm 2045, Cà Mau định hướng trở thành địa phương phát triển năng động, có nền kinh tế xanh, công nghiệp sạch, dịch vụ - du lịch chất lượng cao và nông nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại. Trong đó, đầu tư tư nhân được xem là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng.

“Tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác hỗ trợ doanh nghiệp, chủ động kêu gọi và xúc tiến đầu tư theo hướng có chọn lọc, lấy hiệu quả và tính bền vững làm tiêu chí,” ông Huynh khẳng định.

Trong không khí cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, tỉnh Cà Mau không chỉ tự hào về những thành tựu đã đạt được mà còn khẳng định quyết tâm đổi mới sáng tạo trong công tác điều hành, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Từ vùng đất từng được xem là xa xôi, heo hút, Cà Mau hôm nay đã và đang vươn lên trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực. Với chiến lược phát triển rõ ràng, môi trường đầu tư minh bạch, cơ chế hỗ trợ linh hoạt và sự cam kết mạnh mẽ từ chính quyền, Cà Mau đang từng bước tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, đưa vùng Ðất Mũi cất cánh trong thời kỳ hội nhập.

 

Hồng Phượng

 

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Khát vọng phát triển vùng đất cực Nam

Nếu như trong những năm tháng kháng chiến, Cà Mau tự hào là căn cứ địa cách mạng kiên cường của miền Nam, ghi dấu những chiến công vang dội, thì sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, vùng đất này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Dựa trên nền tảng vững chắc từ kinh tế biển, năng lượng tái tạo và công nghiệp, Cà Mau đang ấp ủ khát vọng vươn lên, khẳng định vị thế là "lục địa cực Nam" đầy tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.

Ðột phá hạ tầng - Khát vọng vươn cao

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết, trong quy hoạch và đăng ký dự toán với Trung ương, cũng như phân bổ đầu tư từ nguồn của địa phương, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. “Ðây là vấn đề cốt lõi để tháo điểm nghẽn, vốn tồn tại khá lâu ở một tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tạo đà phát triển, để Cà Mau không là điểm cuối của đất nước, mà trở thành địa đầu phương Nam”, ông Nguyễn Ðức Thánh chia sẻ.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Giữ vững thành tựu, nâng tầm phát triển

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, nhận định nền kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp; sản xuất ngư, nông nghiệp thiếu bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng hoạt động của một số tổ chức trong hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế...

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm tra các văn bản trình tại Kỳ họp 19, HĐND tỉnh khoá X

Sáng 24/4, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khoá X. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phan Hoàng Vũ và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đến dự.

Cà Mau đẩy mạnh hội nhập thị trường Halal

Sáng 24/4, Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị phổ biến về hội nhập quốc tế năm 2025, với chủ đề “Chứng nhận Halal – Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo”.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.