ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 10:43:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khát vọng phát triển vùng đất cực Nam

Báo Cà Mau Nếu như trong những năm tháng kháng chiến, Cà Mau tự hào là căn cứ địa cách mạng kiên cường của miền Nam, ghi dấu những chiến công vang dội, thì sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, vùng đất này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Dựa trên nền tảng vững chắc từ kinh tế biển, năng lượng tái tạo và công nghiệp, Cà Mau đang ấp ủ khát vọng vươn lên, khẳng định vị thế là "lục địa cực Nam" đầy tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.

Sức bật sau 50 năm

Quê hương ngừng tiếng đạn bom, Ðảng bộ, quân và dân Cà Mau tiếp tục đoàn kết một lòng vừa nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm vươn lên. Ðồng bào trở về ruộng vườn, khôi phục sản xuất và tái thiết những xóm làng bị chiến tranh tàn phá. Cơ cấu kinh tế thời kỳ này chủ yếu là nông - lâm nghiệp và thuỷ sản. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 1975 là 226,2 triệu đồng, đến năm 1985 là 3.446,3 triệu đồng.

Thực hiện đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1990, tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) phát triển kinh tế với 3 thế mạnh nông - lâm - ngư nghiệp, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó, phát triển thuỷ sản với mô hình liên doanh khoa học sản xuất thuỷ sản (nuôi tôm thâm canh kết hợp trồng rừng, nuôi tôm kết hợp bảo vệ rừng...). Mô hình liên doanh liên kết của Minh Hải được nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Hà Nam Ninh, Gia Lai, Long An... đến tham quan, học tập. GRDP tăng bình quân 4,48% thời kỳ 1986-1990, tăng bình quân 6,88% thời kỳ 1991-1995.

Ðại tá Nguyễn Xuân Hùng, nguyên Phó tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu, nhớ lại: “Năm 1997, khi chia tách từ tỉnh Minh Hải thành tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, thu nhập bình quân chỉ hơn 3 triệu đồng/người/năm. Ðại hội Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ nhất (khoá XI) nhiệm kỳ 1997-2000 cũng diễn ra vào năm này, đánh dấu bước ngoặt mới của quê hương. Từ đó, điện dần về trung tâm các xã, phát triển các tuyến giao thông nối liền tỉnh đến trung tâm các huyện, diện mạo Cà Mau dần khởi sắc”.

Ánh sáng công nghiệp về với đất cực Nam, khi giai đoạn 2008-2012, Cụm công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau, công trình tầm cỡ quốc gia, với đường ống dẫn khí MP3 - Cà Mau, Nhà máy Ðiện, Nhà máy Ðạm, lần lượt đi vào hoạt động, tạo ra sức bật mạnh mẽ cho kinh tế Cà Mau trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Ðến nay, tổng doanh thu của các đơn vị thuộc Cụm Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau đạt khoảng 13,5 tỷ USD, đóng góp ngân sách Nhà nước trên 21.000 tỷ đồng, thực hiện công tác an sinh xã hội gần 731 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ tỉnh Cà Mau là 300 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 1.533 lao động...

Ðến nay, tổng doanh thu của các đơn vị thuộc Cụm Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau đạt khoảng 13,5 tỷ USD, đóng góp ngân sách Nhà nước trên 21.000 tỷ đồng.

Ðến nay, tổng doanh thu của các đơn vị thuộc Cụm Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau đạt khoảng 13,5 tỷ USD, đóng góp ngân sách Nhà nước trên 21.000 tỷ đồng.

Song hành cùng với phát triển kinh tế là sự khởi sắc các lĩnh vực văn hoá - xã hội, chuyển đổi số... thúc đẩy đổi mới toàn diện. Ðến nay, toàn tỉnh có 66/82 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 80,5%; 386/486 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 79,4%. Công tác giảm nghèo đạt nhiều thành tựu, đến cuối năm 2024 tỉnh chỉ còn 2.890 hộ nghèo, chiếm 0,94% và 3.865 hộ cận nghèo, chiếm  1,26%. Không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo là người có công với cách mạng.

Khẳng định thế mạnh cực Nam

Cà Mau là địa phương duy nhất cả nước sở hữu 3 mặt giáp biển, với bờ biển dài hơn 250 km (chiếm 1/3 chiều dài bờ biển toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long), có tiềm năng thuỷ sản vô cùng lớn. Vùng biển rộng 71.000 km² được đánh giá là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm quốc gia, với trữ lượng hải sản dồi dào, đa dạng chủng loại, đội tàu khai thác hùng mạnh với hơn 4.500 chiếc. Các sản phẩm thuỷ sản của tỉnh đã xuất khẩu qua hơn 60 quốc gia, kể cả những thị trường khắt khe như Mỹ, Nhật Bản và EU.

Là tỉnh có diện tích nuôi và khai thác thuỷ sản lớn nhất cả nước, đây là điều kiện thuận lợi để Cà Mau phát triển thành trung tâm chế biến thuỷ sản của vùng cũng như cả nước.

Là tỉnh có diện tích nuôi và khai thác thuỷ sản lớn nhất cả nước, đây là điều kiện thuận lợi để Cà Mau phát triển thành trung tâm chế biến thuỷ sản của vùng cũng như cả nước.

Bên cạnh đó, Cà Mau còn có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời. Toàn tỉnh có 12 dự án điện gió đang được triển khai, với tổng công suất 700 MW, trong đó có 3 nhà máy điện gió đã vận hành thương mại hoà vào lưới điện quốc gia hơn 100 MW.

Với vị trí địa lý chiến lược, nằm ở trung tâm vùng biển Ðông Nam Á và gần các tuyến hàng hải quốc tế, Cà Mau có nhiều lợi thế trong giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc xây dựng cầu ra đảo Hòn Khoai là một hướng chiến lược rất quan trọng của quốc gia cũng như đối với tỉnh Cà Mau, từ đó mở ra cơ hội lớn để tăng cường hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thuỷ sản.

Việc xây dựng cầu từ đất liền ra Hòn Khoai là một hướng chiến lược rất quan trọng của quốc gia cũng như đối với tỉnh Cà Mau.

Việc xây dựng cầu từ đất liền ra Hòn Khoai là một hướng chiến lược rất quan trọng của quốc gia cũng như đối với tỉnh Cà Mau.

Trên cơ sở tiềm năng thế mạnh, tỉnh Cà Mau đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh, dựa trên nền tảng chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu... Theo đó, tỉnh tập trung phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, tiềm năng tăng trưởng lớn hơn, như năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến sâu và các dịch vụ hỗ trợ; áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, như nuôi tôm công nghệ biofloc, nhà màng, tự động hoá quy trình chế biến... nhằm xây dựng chuỗi liên kết hiệu quả và bền vững.

Ðến nay, GRDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 72,6 triệu đồng/người/năm, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 647 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,26 tỷ USD, tổng sản lượng lúa khoảng 570 ngàn tấn, thu ngân sách đạt 5.945 tỷ đồng. Giao thông vận tải phát triển nhanh, nhiều công trình lớn được hoàn thành, đáp ứng nhu cầu giao thương trong và ngoài tỉnh.

Thực hiện chuyển đổi số, Cà Mau đã tích hợp công nghệ vào hệ thống giáo dục, nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý.

Thực hiện chuyển đổi số, Cà Mau đã tích hợp công nghệ vào hệ thống giáo dục, nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý.

Quy hoạch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1386/QÐ-TTg ngày 16/11/2023. Theo đó, tỉnh Cà Mau sẽ ưu tiên bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả không gian phát triển theo mô hình 3 vùng kinh tế, 5 cực tăng trưởng, 2 hành lang kinh tế và nhiều trục liên kết phát triển, khát vọng trở thành "lục địa cực Nam" của đất nước như định hướng của Trung ương đối với tỉnh Cà Mau.

Mỗi lần họp mặt cán bộ hưu trí, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thạnh Trị đều bày tỏ sự phấn khởi khi tỉnh Cà Mau đang có nhiều điều kiện và cơ hội để tăng tốc phát triển, đặc biệt là việc ưu tiên đầu tư vào phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, như: hoàn thành tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau vào năm 2025; nâng cấp và mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau; đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Cà Mau - Ðất Mũi; nâng cấp và mở rộng các tuyến giao thông huyết mạch; xây dựng Dự án Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai cùng tuyến đường kết nối từ đất liền ra đảo; mở rộng các nhà máy trong Cụm công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau...

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là dịp để ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, của quê hương, đồng thời tiếp thêm sức mạnh, ý chí và quyết tâm để Cà Mau bứt phá vươn lên trở thành "lục địa cực Nam", cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới./.

 

Mộng Thường

 

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Khát vọng phát triển vùng đất cực Nam

Nếu như trong những năm tháng kháng chiến, Cà Mau tự hào là căn cứ địa cách mạng kiên cường của miền Nam, ghi dấu những chiến công vang dội, thì sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, vùng đất này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Dựa trên nền tảng vững chắc từ kinh tế biển, năng lượng tái tạo và công nghiệp, Cà Mau đang ấp ủ khát vọng vươn lên, khẳng định vị thế là "lục địa cực Nam" đầy tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.

Ðột phá hạ tầng - Khát vọng vươn cao

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết, trong quy hoạch và đăng ký dự toán với Trung ương, cũng như phân bổ đầu tư từ nguồn của địa phương, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. “Ðây là vấn đề cốt lõi để tháo điểm nghẽn, vốn tồn tại khá lâu ở một tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tạo đà phát triển, để Cà Mau không là điểm cuối của đất nước, mà trở thành địa đầu phương Nam”, ông Nguyễn Ðức Thánh chia sẻ.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Giữ vững thành tựu, nâng tầm phát triển

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, nhận định nền kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp; sản xuất ngư, nông nghiệp thiếu bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng hoạt động của một số tổ chức trong hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế...

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm tra các văn bản trình tại Kỳ họp 19, HĐND tỉnh khoá X

Sáng 24/4, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khoá X. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phan Hoàng Vũ và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đến dự.

Cà Mau đẩy mạnh hội nhập thị trường Halal

Sáng 24/4, Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị phổ biến về hội nhập quốc tế năm 2025, với chủ đề “Chứng nhận Halal – Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo”.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.