ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 06:21:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tái định cư: Bao giờ an cư?

Báo Cà Mau Khu dân cư Lung Ranh, xã Khánh Hội, huyện U Minh, là dự án tái định cư cho trên 100 hộ dân đồng bào Khmer của huyện U Minh đang sinh sống trong các khu vực rừng phòng hộ ven biển Tây. Khu dân cư này diện tích 7,9 ha, được đầu tư trên 50 tỷ đồng, dự án bắt đầu triển khai từ năm 2011.

Khu dân cư Lung Ranh, xã Khánh Hội, huyện U Minh, là dự án tái định cư cho trên 100 hộ dân đồng bào Khmer của huyện U Minh đang sinh sống trong các khu vực rừng phòng hộ ven biển Tây. Khu dân cư này diện tích 7,9 ha, được đầu tư trên 50 tỷ đồng, dự án bắt đầu triển khai từ năm 2011.

Hiện tại khu dân cư Lung Ranh có 90 hộ là người đồng bào Khmer, đa số có hộ khẩu từ xã Khánh Hội, Khánh Hoà, Khánh Lâm. Hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, gồm đường giao thông chính rộng trên 10 m bằng bê-tông, có trường tiểu học, tổ y tế, nhà lồng chợ, đèn thắp sáng công cộng, có nguồn nước ngọt đảm bảo cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.

Có nhà, không có việc làm

Hạ tầng khang trang là vậy, nhưng thực tế 90 hộ vào ở thì có đến 50% số nhà đã đóng cửa hoặc gửi lại cho người thân trông coi để đi làm thuê ở các địa phương khác.

Cán bộ Ðồn Biên phòng Khánh Hội và chính quyền địa phương vận động Nhân dân ấp Lung Ranh an tâm sinh sống làm ăn tại nơi ở mới.

Anh Nguyễn Văn Lân, công an viên ấp Lung Ranh, cho biết, gia đình ông thuộc diện được di dời từ mé biển vào khu dân cư này. Theo dự án, mỗi hộ vào khu dân cư được cấp 300 m2 đất ở và hỗ trợ 20 triệu đồng cất nhà. Với số tiền này không đủ để cất nhà nên đa số hộ dân phải cầm cố sổ đất để vay mượn thêm tiền để cất nhà, căn nào nhỏ nhất cũng 40-60 triệu đồng. Có nhà ở rồi, nhưng không có việc làm, nhiều hộ dân đã đóng cửa, hoặc gửi nhà cho người thân để đi các tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai làm thuê.

Anh Lân đưa chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Toàn, chị Trần Ngọc Ảnh, nhưng ở nhà chỉ có mẹ vợ anh Toàn là bà Trần Thị Cao, ngụ Ấp 4, xã Khánh Lâm, đang trông nhà và giữ 2 đứa cháu nhỏ. Bà Cao cho biết, anh Toàn và chị Ảnh từ khi vào khu dân cư này ở đã không có việc làm, vay mượn tiền của anh em họ hàng nhưng phải trả lãi suất cao để đầu tư mua xuồng máy làm nghề câu mực mé nhưng không đủ chi phí xăng dầu. Nợ nần không trả được mà lãi ngày càng tăng nên phải kéo xuồng lên bờ và đi Bình Dương làm công nhân.

Ôm đứa cháu ngoại vào lòng, bà Cao xúc động: "Tết vừa rồi vợ chồng nó (anh Toàn, chị Ảnh) về nhà ăn Tết nhưng không có tiền, có người anh em họ sang chơi cho 500.000 đồng, nhờ vậy mà có tiền mua gạo, mua thức ăn trong 3 ngày Tết. Con cái nó cũng không có bộ quần áo mới, thấy mà thương cháu. Xong Tết lại phải vay tiền mua vé xe đi lên Bình Dương".

Bên cạnh nhà anh Toàn là vợ chồng ông Trần Văn Dân 73 tuổi, bà Bùi Thị Mùi 62 tuổi, cũng là đồng bào Khmer ở xã Khánh Hoà, vì hoàn cảnh nghèo nên về đây ở với con rể. Nói là ở với con cái nhưng từ hơn năm nay vợ chồng con rể cũng đi làm thuê ở tận Ðồng Nai, Bình Dương. Ở lại khu Lung Ranh này để kiếm sống, hằng ngày ông, bà phải đi đào đất, kéo đất cho dân trong vùng để kiếm sống qua ngày.

Ông Dân cho biết, vợ chồng già thường xuyên đi khắp nơi trong vùng hỏi xin việc làm, có khi 3-4 ngày mới có người thuê, già, yếu nên người ta cũng không muốn thuê, thấy hoàn cảnh khổ nên người ta kêu đại, mỗi ngày cả 2 người chỉ kiếm được từ 20.000-40.000 đồng.

Cần giải quyết nút thắt

Theo anh Nguyễn Văn Lân, hiện tại dân trong khu dân cư này chỉ còn lại người già, trẻ em, thanh niên và những người còn sức lao động đã đi làm thuê ở các tỉnh khác, số khác tìm về các cửa biển để làm ngư phủ. Nhiều con em ở đây đã bỏ học, điểm Trường Tiểu học Kim Ðồng tại đây chỉ còn số ít học sinh. Ðể duy trì được lớp học, các thầy cô giáo, chính quyền địa phương, nhất là cán bộ của Ðồn Biên phòng Khánh Hội, đã nhiều lần đến từng gia đình vận động để con em họ được đến trường.

Ông Phạm Công Luận, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, cho biết, địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm công ăn việc làm cho số hộ dân trong khu dân cư Lung Ranh, bởi đa số là người từ các địa phương khác được di dời về đây. UBND xã đã có nhiều biện pháp, chủ trương tạo điều kiện để bà con an tâm cư trú làm ăn, huyện đã mở một số lớp dạy nghề, nhưng đến nay vẫn không có việc làm theo nghề đã học, một số có phương tiện nhỏ hoạt động đánh bắt gần bờ nhưng kém hiệu quả phải bỏ nghề. Nếu có vốn đầu tư đóng phương tiện lớn thì họ lại không có tay nghề, kỹ thuật đánh bắt. "Chúng tôi cũng đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư mở các cơ sở làm cá khô, đan lưới hoặc các nghề phù hợp để giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương", ông Luận nói.

Nhiều khu tái định cư trở nên hoang vắng, mặc dù nguồn vốn đầu tư của Nhà nước lên hàng trăm tỷ đồng. Tất cả đều vướng ở khâu việc làm tại chỗ chưa giải quyết được nên dân không có việc làm phải bỏ đi tìm việc làm nơi khác. Tái định cư nhưng làm sao để dân "an cư" đang là bài toán cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh./.

Bài và ảnh: Anh Vy

Liên kết hữu ích

Ðẩy mạnh cải cách hành chính song hành sắp xếp bộ máy

Phát huy kết quả đạt được đã qua trong công tác CCHC, bước sang năm 2025, Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh đổi mới thể chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn gắn với xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, hướng đến kiến tạo một nền hành chính hiện đại, thân thiện và tận tâm phục vụ Nhân dân.

Khánh Thuận sáng kiến cải cách hành chính

Mô hình tổng đài cải cách hành chính (CCHC), thiết lập tài khoản Zalo hỗ trợ người dân tiếp cận kê khai giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả công tác CCHC, chuyển đổi số tại địa phương.

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.