ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 21:37:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng giá trị từ liên kết sản xuất

Báo Cà Mau (CMO) “Hơn 10 năm hoạt động, từ một tổ hợp tác sản xuất trở thành vùng nguyên liệu tôm chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong tỉnh và toàn quốc, đồng thời tạo được nhiều sản phẩm OCOP cho địa phương… điều này cho thấy liên kết sản xuất đã thành công từ chuỗi giá trị”, ông Nguyễn Hoàng Ân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã (HTX) Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát (xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước), phấn khởi trước hiệu quả mang lại từ mô hình kinh tế tập thể của người dân Cái Bát, nhất là việc HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát (1 trong 2 HTX) đã được Hội Nông dân tỉnh chọn giới thiệu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam biểu dương HTX tiêu biểu trên toàn quốc năm 2023.

Khâu chuẩn bị nguyên liệu để chế biến chả cá phi ở HTX, sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao của xã Hoà Mỹ.

Ấp Cái Bát trước đây đất rộng người thưa, người dân chủ yếu sống nghề nông nhưng không ít gia đình lao động quần quật mà vẫn thiếu miếng ăn, vì thu hoạch lúa năng suất không cao do đất đai nhiễm phèn nặng. Năm 2000, thực hiện theo chủ trương của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, người dân Cái Bát chuyển sang nuôi tôm nhưng nuôi tôm riêng lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá cả bấp bênh… nên không ít hộ lâm cảnh nợ nần.

Năm 2012, một số hộ lân cận nhau kết hợp lập tổ hợp tác để hỗ trợ trong sản xuất. Thành viên tham gia tăng dần, tháng 9/2014, Cái Bát chính thức đăng ký thành lập HTX gồm 12 thành viên, với 47 ha đất nuôi tôm. Theo đó, HTX đã ký hợp đồng mua vi sinh, con giống với các công ty có uy tín trên thị trường và hỗ trợ các thành viên tham gia mua con giống, vật tư nông nghiệp… giá rẻ hơn so với bên ngoài. Ðồng thời, hỗ trợ vốn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật nuôi tôm và liên kết với các công ty chế biến thuỷ sản để thực hiện nuôi tôm sạch, đảm bảo đầu vào và đầu ra ổn định.

Tuy nhiên, bước đầu hoạt động, HTX Cái Bát cũng gặp không ít khó khăn và có lúc tưởng chừng phải tan rã khi thành viên HTX chỉ còn có 7 người. Song, được ngành chức năng địa phương sắp xếp lại, hỗ trợ phát triển theo hình thức HTX  kiểu mới vào năm 2017, HTX Cái Bát bắt đầu thí điểm nuôi tôm sạch, các thành viên doanh nghiệp hỗ trợ đánh giá chứng nhận vùng nuôi, hướng dẫn sản xuất theo quy trình kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm chất lượng sản phẩm...

Hoạt động hiệu quả, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát trở thành 1 trong 3 HTX điển hình trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với tiêu chuẩn nuôi theo hướng dẫn của Tổ chức Liên minh Quốc tế về công nhận và dán nhãn môi trường và xã hội (gọi tắt là ASC) và chuỗi liên kết sản xuất khép kín.

Ông Lê Văn Cọl, Trưởng ấp Cái Bát, trải lòng: "Trước đây người dân nuôi tôm riêng lẻ, xả thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng nguồn nước và khó kiểm soát dịch bệnh, không ít gia đình liên tục thua lỗ do tôm chết triền miên. Khi tham gia HTX, mọi người cùng nhau cải tạo ao vuông, cùng thả giống đồng loạt và thực hiện nuôi tôm theo chuẩn quốc tế ASC nên đã nâng chất lượng sản phẩm; bên cạnh có, vật tư nông nghiệp được hỗ trợ giảm giá và đầu ra con tôm cũng được bao tiêu… Nhờ đó, kinh tế hộ gia đình từng bước phát triển, hộ nghèo trong ấp giảm dần qua từng năm".

“Khi đã xây dựng thương hiệu con tôm, tạo uy tín nhất định, Hội đồng Quản trị HTX tính toán xây dựng chuỗi giá trị từ việc chế biến chả cá rô phi, bánh phồng tôm và tôm khô. Ðây cũng là 3 sản phẩm OCOP của xã Hoà Mỹ đạt chuẩn 3 sao và được chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đang được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện tại, ngoài việc quy hoạch diện tích ứng dụng công nghệ cao nuôi cua ốp thành cua chắc, HTX cũng đang thí điểm nuôi cua cứng thành cua 2 da, bước đầu mang lại hiệu quả khả quan”, ông Nguyễn Hoàng Ân thông tin.

Ðến thời điểm này, toàn bộ vùng nuôi trồng thuỷ sản của HTX đã được chứng nhận ASC, VietGAP, công nhận vùng nuôi an toàn và đang được đánh giá để chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam. Năm 2022, HTX thu hoạch tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn đạt năng suất 300 kg/ha, nuôi cua 2 giai đoạn đạt 250 kg/ha, nuôi cá phi lồng ghép ổn định đạt 400 kg/ha. Bên cạnh đó, HTX cũng đã đạt doanh thu 3,2 tỷ đồng việc chế biến các mặt hàng thuỷ sản và lợi nhuận thu được là 500 triệu đồng.

HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát là một trong những thành viên sáng lập liên hiệp HTX đầu tiên trên địa bàn tỉnh và cũng là thành viên liên minh nuôi tôm sạch bền vững của tỉnh Cà Mau. Từ năm 2017 đến nay, HTX đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 lần tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản; trong xây dựng hội nghề cá; đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. HTX đạt Cúp Sao thần nông của VTV1 và nhiều bằng khen của UBND tỉnh Cà Mau./.

 

Mỹ Pha

 

Liên kết hữu ích

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.

Củ hủ dừa - Tiềm năng vào OCOP

Những năm gần đây, mô hình trồng dừa phát triển mạnh trên địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, được nông dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình. Theo đó, có nhiều hộ nông dân chuyển hướng trồng dừa thu hoạch củ hủ, góp phần tăng giá trị kinh tế từ cây dừa.

Xây dựng mô hình mẫu về thực hiện đồng quản lý

Sáng 12/9, Hội Thuỷ Sản tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo tham vấn góp ý văn kiện Dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình đồng quản lý (ĐQL) trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Dự án này được triển khai tại 2 xã: Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, với mục tiêu xây dựng mô hình mẫu về ĐQL.

Giúp chị em tự tin khởi nghiệp

Ðồng hành cùng phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, những năm qua, tổ chức hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh luôn là điểm tựa, cầu nối dẫn dắt quan trọng và tích cực hỗ trợ chị em khởi nghiệp, phát triển kinh tế, hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã...

Ước vọng biển xanh

Trở thành một trong những tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; các ngành nghề kinh tế biển phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng xanh, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,... là những mục tiêu mà tỉnh Cà Mau đang nỗ lực hướng tới.

Lợi ích kép từ điện năng lượng mặt trời

Ðược xem là nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nguồn cung cấp từ điện lưới quốc gia quá tải và không ổn định thì điện năng lượng mặt trời (NLMT) được nhiều người dân, doanh nghiệp lựa chọn. Qua quá trình sử dụng, những tấm pin NLMT đã phát huy được lợi ích kép.

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.