ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:23:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng tốc thu ngân sách cuối năm

Báo Cà Mau Hơn 2 tháng nữa là chặng đường thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh khép lại. Mặc dù còn một số nguồn thu gặp khó nhưng ngành thuế đã và đang quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc, đồng thời khai thác các nguồn thu tiềm năng, quyết tâm về đích theo tiến độ đề ra.

Ông Nguyễn Văn Bé, Phó cục trưởng Cục Thuế, phấn khởi: “Tình hình thu ngân sách năm nay cơ bản thuận lợi, nhiều khả quan. Các nguồn thu cơ bản đạt theo kế hoạch đề ra. Trong đó, có một số nguồn thu tăng đột biến, kéo theo tổng thu ngân sách có khả năng vượt so với dự toán được giao”.

Theo Cục Thuế, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh thu trên 4.140 tỷ đồng, đạt gần 88% so với dự toán; tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số thu không kể tiền sử dụng đất, xổ số ước đạt 2.116 tỷ đồng, bằng 77% so với dự toán năm, tăng 9% so với cùng kỳ.

Mặc dù trong điều kiện giá đất đóng băng, nhưng do nhiều dự án đất phát sinh nên các khoản thu từ đất tăng vọt.

Trong đó, thu đạt tỷ lệ cao nhất là tiền sử dụng đất, với 112%, tương đương 423 tỷ đồng; thu từ cụm khí - điện - đạm tăng 25% so với thực hiện cùng kỳ, đạt 105% so với dự toán năm, với 353 tỷ đồng; thu khác ngân sách đạt trên 211 tỷ đồng, vượt 11 tỷ đồng... Ðặc biệt, thu hoạt động xổ số, từ tháng 1/2023 phát hành thêm 1 đầu vé và tiêu thụ vé số ở tỷ lệ cao trên 90% số phát hành, nên các loại thuế phải nộp ngân sách Nhà nước theo quy định tăng, với trên 1.500 tỷ đồng, đạt trên 95% dự toán.

Phân tích một số nguồn thu, ông Nguyễn Văn Bé cho biết: “Ðạt kết quả khá cao như vậy là nhờ vào một số nguồn thu đột biến. Nhất là các khoản thu từ đất tăng vọt, tăng 63% so với thực hiện cùng kỳ. Dù trong điều kiện giá đất đóng băng, nhưng nhiều dự án đất phát sinh, trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Ðồng Tâm nộp 115 tỷ đồng (chiếm 30% dự toán năm) tiền sử dụng đất Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại An Sinh II, góp phần giúp nguồn thu tiền sử dụng đất tăng khoảng 300 tỷ đồng”.

Ngoài ra, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước thu đạt 447 tỷ đồng; thuế thu nhập cá nhân cũng đạt khá so với dự toán năm và tăng trưởng so với thực hiện cùng kỳ, ước thu đạt 425 tỷ đồng, bằng 79% dự toán năm, tăng 4%; thuế bảo vệ môi trường tăng 65% so với cùng kỳ; thu khác ngân sách ước đạt 191 tỷ đồng, bằng 95% so với dự toán năm, tăng 15% so với cùng kỳ...

Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số nguồn thu chưa đạt như: thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, ước đạt 18 tỷ đồng, bằng 71% dự toán năm, giảm 75% so với thực hiện cùng kỳ.

“Nguồn này đạt thấp so với dự toán năm là do hầu hết các dự án thuê đất, thuê mặt nước được đầu tư trên địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngành nghề thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư nên được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước”, ông Nguyễn Văn Bé lý giải.

Bên cạnh đó, thu từ các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương ước đạt 91 tỷ đồng, bằng 46% so với dự toán năm, do Ðiện lực Cà Mau, Viễn thông Cà Mau và MobiFone khai thuế tháng 12/2022 và tháng 1/2023 không phát sinh, các tháng còn lại phát sinh thấp. Lệ phí trước bạ giảm 9% so với thực hiện cùng kỳ, đạt thấp so với dự toán năm, do thực hiện Nghị định số 41/2023/NÐ-CP và số thu lệ phí trước bạ từ chuyển nhượng bất động sản, xe ô tô, xe máy giảm so với cùng kỳ.

Trên cơ sở dự báo tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biến động về giá cả thị trường; ảnh hưởng giảm thu khi thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế... Cục Thuế dự kiến thu ngân sách Nhà nước quý IV năm 2023 là 1.135 tỷ đồng, bằng 24% so với dự toán năm. Luỹ kế cả năm 2023 sẽ thu đạt 5.105 tỷ đồng, bằng 108% so với dự toán năm, vượt gần 700 tỷ đồng.

Tình hình kinh tế thị trường cơ bản ổn định, phát triển, góp phần tăng đáng kể số thu ngân sách Nhà nước. (Ảnh chụp tại Co.opmart Cà Mau).

Từ nay đến cuối năm, thời gian không còn dài, để thực hiện hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2023 của UBND tỉnh và Tổng cục Thuế giao, ông Nguyễn Văn Bé kỳ quyết: “Ngành thuế sẽ tiếp tục chỉ đạo các chi cục thuế khu vực, phối hợp các ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế, tập trung vào các khu vực kinh tế để có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời và theo dõi sát nguồn thu lớn như: thuế phát sinh của cụm khí - điện - đạm, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hoạt động xổ số kiến thiết, tiền sử dụng đất...".

Ngành thuế tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Rà soát các khoản thu ngân sách bị sụt giảm do chính sách, tác động của nền kinh tế trong năm 2023 như lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền thuê đất... Lập kế hoạch khai thác từng nguồn thu để bù đắp, đồng thời xây dựng kế hoạch chống thất thu trên tất cả các lĩnh vực để chủ động triển khai thực hiện ngay, nhằm huy động kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Ngoài ra, tăng cường kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế, đảm bảo các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đều được đưa vào diện quản lý và kê khai nộp thuế. Bên cạnh đó là chú trọng nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; đảm bảo số lượng, chất lượng thanh tra, kiểm tra; đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật, góp phần hoàn thành mục tiêu thu ngân sách đề ra./.

 

Hồng Nhung

 

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Tiên phong trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và phát triển bền vững trong mọi ngành nghề. Thời gian qua, Hội BVQLNTD tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN).