ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 17:05:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo đột phá từ đầu tư trọng tâm, trọng điểm

Báo Cà Mau Phát triển bền vững kinh tế biển; đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; hình thành và phát triển 2 hành lang kinh tế và 5 cực tăng trưởng; đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện; nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo... là những nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển trong Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để đạt được những nhiệm vụ trọng tâm trên, nhiều chương trình, kế hoạch đã được ban hành và triển khai thực hiện, tiêu biểu là kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tỉnh Cà Mau. Theo đó, mục tiêu, định hướng đầu tư công năm 2024 đang hướng tới là tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các dự án giao thông có tính liên kết vùng, có tác động lan toả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, hỗ trợ vốn đầu tư có mục tiêu cho các huyện, thành phố để thực hiện các dự án, công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 sau điều chỉnh là khoảng 23.733 tỷ đồng, tăng hơn 1.056 tỷ đồng so với trước. Đây là giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển trong quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời cũng nhằm hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỷ 2020- 2025 cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 .

Phát triển hạ tầng giao thông là lĩnh vực đang được tỉnh tập trung đầu tư để tạo sự kết nối giữa các vùng, các trục tăng trưởng…(Trong ảnh: Công trình nâng cấp cải tại đoạn đường Cái Nước - Vàm Đình).

Điểm nghẽn lớn nhất của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội đó chính là hạ tầng, trong đó đặc biệt là giao thông. Tỉnh đang tập trung nhiều nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp và hạ tầng du lịch. Từ đó, tạo kết nối để hình thành và phát triển 2 hành lang kinh tế theo hướng Bắc - Nam (TP Cà Mau - Cái Nước - Năm Căn - Đất Mũi) và hướng Đông - Tây (Tân Thuận - Sông Đốc). Ngoài ra, trên cơ sở kết nối đường cao tốc, đường ven biển, cảng hàng không, cảng biển để hình thành 5 cực tăng trưởng và 3 vùng kinh tế. Cụ thể, 5 cực tăng trưởng gồm TP Cà Mau, Năm Căn, Sông Đốc, Tân Thuận và Đất Mũi và 3 vùng kinh tế gồm vùng nội địa (TP Cà Mau, huyện Thới Bình và Cái Nước), vùng ven biển Tây và vùng ven biển Đông.

Mục tiêu tỉnh đặt ra là, phấn đấu đến năm 2025 Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, để đạt được kỳ vọng này, trước tiên cần tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng. Theo đó, để từng bước hoàn thiện hạ tầng, chỉ riêng năm 2024, trong tổng kế hoạch vốn đầu tư công toàn tỉnh khoảng 4.212 tỷ đồng, hơn 531 tỷ đồng dành cho lĩnh vực giao thông. Trong đó, các dự án giao thông liên kết vùng được ưu tiên hơn 127,6 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 được bố trí hơn 3.336 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng giao thông.

Để tạo bước đột phá mới về tăng trưởng kinh tế, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững trong điều kiện nguồn đầu tư còn hạn chế, ông Trần Công Khanh cho biết thêm, thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công năm 2024 là những dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng; dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong năm 2024 theo thời gian bố trí vốn. Đặc biệt, bố trí đủ vốn cho các dự án trọng điểm, kết nối có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo tiến độ được cấp thẩm quyền phê duyệt. Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

Ngoài ra, để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, ông Khanh cho biết thêm, nguyên tắc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 và những năm tiếp theo là tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải; chỉ bố trí vốn cho dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.

Đầu tư công là nguồn có vai trò quan trọng, là đầu tàu dẫn dắt, thu hút các nguồn lực đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Xác định tầm quan trọng đó, trong năm 2023, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc từ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, khan hiếm cát, đá xây dựng, có sự thay đổi trong một số quy định… nhưng, với nhiều giải pháp đồng bộ, tiến độ giải ngân đầu tư công đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhất là những công trình dự án quan trọng, trọng điểm, có tổng mức đầu tư lớn.

Khan hiếm vật liệu, khó khăn tiếp tục ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các dự án công trình trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Theo tính toán dự kiến, đến ngày 31/1/2024 sẽ giải ngân đạt từ 95% kế hoạch vốn trở lên, tương đương khoảng 4.552 tỷ triệu đồng.

Theo dự báo, trong năm 2024, tiến độ giải ngân các dự án tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn thách thức. Trong đó, lớn nhất vẫn là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, khan hiếm vật liệu, tình hình thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp... Để tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt theo kế hoạch đề ra, nhiều giải pháp đang được tiếp tục triển khai. Trong đó, tiếp tục giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án, công trình theo các mốc thời gian cụ thể và gắn với trách nhiệm cụ thể của lãnh đạo, cán bộ chịu trách nhiệm. Đồng thời, tổ chức các đoàn kiểm tra dự án trọng điểm, quan trọng để kịp thời đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn được giao.

Thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt cùng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong đầu tư và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nhiều dự án, công trình quan trọng đã được triển khai và hoàn thành, mang lại hiệu quả tích cực. Đây là nền tảng quan trọng để thực hiện hoàn thành các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, nhất là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh./.

 

Nguyễn Phú

 

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.