ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 22:57:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tháo nút thắt thu hút đầu tư - Bài cuối: Nhận diện tồn tại và mở lối tương lai

Báo Cà Mau (CMO) Khu Công nghiệp (KCN) Khánh An có tổng diện tích trên 235 ha. Theo con số công bố vào giữa năm 2022, trong hơn 147 ha đất công nghiệp, đã cho thuê 125,32 ha (trong đó diện tích xây dựng nhà máy là 114,92 ha/164,11 ha); diện tích còn lại hơn 49 ha (trong đó đã cấp chủ trương đầu tư cho 7 doanh nghiệp với tổng diện tích 30,99 ha, diện tích còn lại là 15,94 ha tiếp tục mời gọi đầu tư). Như vậy, có thể thấy tỷ lệ lấp đầy tại đây trên 90%.

>> Bài 1: Điểm nghẽn hạ tầng giao thông

>> Bài 2: Lặng lẽ khu kinh tế, khu công nghiệp

>> Bài 3: Gian nan “đất sạch”

Lợi dụng chính sách thu hút đầu tư

Hiện KCN Khánh An tiếp tục thực hiện thủ tục mở rộng thêm 345 ha, trong đó hiện trạng giải phóng mặt bằng được 97,78 ha. Ðây thật sự là điều rất đáng mừng, rất đáng tự hào. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thì không khỏi băn khoăn.

Ông Hứa Minh Hữu, Phó ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Cà Mau, cho biết, hiện trong KCN này có 29 dự án, nhưng chỉ có khoảng 5 dự án hoạt động hiệu quả, có 2 dự án đang đề nghị thu hồi.

Ông Hữu thừa nhận, do thiếu nhà đầu tư nên khi có dự án là mình chấp thuận, dẫn đến ngành nghề hoạt động tại đây “hỗn tạp”; dự án đề xuất quy mô bao nhiêu cũng đồng ý nên dẫn đến nhiều diện tích trong một dự án còn dư thừa rất nhiều so với nhu cầu, khả năng tài chính của nhà đầu tư.

“Muốn thu hồi lại phần diện tích còn dôi dư nhưng gặp rất nhiều khó khăn bởi mình đã giao đất cho họ rồi, có giấy tờ hẳn hoi. Qua kiểm tra, họ hứa tới đây sẽ sử dụng hết, nhưng chưa biết đến bao giờ”, ông Hữu phân trần.

Ðiều này cho thấy có biểu hiện lợi dụng chính sách thu hút đầu tư vùng đặc biệt khó khăn để “xí phần”. Năm 2022, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường phát hiện Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Thái Dương và Công ty TNHH Hiệp Thành chậm đưa đất vào sử dụng, cùng với đó là chậm nộp tiền giải phóng mặt bằng, đã bị xử phạt.

Trong nhiều nội dung, ông Hứa Minh Hữu cho biết, năm nay, đơn vị sẽ kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tiến độ đưa đất vào sử dụng của các tổ chức sử dụng đất trong các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhằm chấn chỉnh, đưa hoạt động đi vào nền nếp hơn.

Con số thống kê từ ngành thuế tỉnh cho thấy, tổng số tiền thuê đất của các tổ chức, đơn vị được cho thuê đất để thực hiện dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách từ đầu năm 2019 đến cuối tháng 9/2022 phải nộp là trên 163 tỷ đồng. Trong đó, số tiền miễn giảm gần 120 tỷ đồng, tiền bồi thường giải phóng mặt bằng trên 14,3 tỷ đồng. Như vậy số tiền còn lại phải nộp chỉ hơn 19,3 tỷ đồng.

Ông Bé tỏ ra bức xúc khi thời gian qua, việc xử lý thông tin về đất đai thiếu tính đồng bộ, số liệu giữa các cơ quan, đơn vị chưa thống nhất, ảnh hưởng đến công tác xác định nghĩa vụ tài chính đất đai (ban hành thông báo nộp và quản lý thu chưa kịp thời vào ngân sách Nhà nước); tình trạng người sử dụng đất chậm đưa đất vào sử dụng nhưng chưa được xử lý kịp thời.

Ông Bé dẫn chứng, hiện còn 3 nhà đầu tư/6 dự án chậm nộp tiền thuê đất với tổng số tiền khoảng 198 tỷ đồng, tập trung vào các dự án nhà ở thương mại tại TP Cà Mau. Có nhà đầu tư “xí phần” trong nhiều năm, không thực hiện dự án nhưng không bị thu hồi, điển hình như Dự án Trường Ðại học Y Dược Cà Mau, Dự án chợ Phường 7, TP Cà Mau...

Ông Bùi Tứ Hải, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, kiến nghị cấp thẩm quyền có biện pháp xử lý buộc nhà đầu tư thực hiện theo đúng tiến độ được ghi nhận trong giấy chứng nhận đầu tư, còn không thì thu hồi, giao cho đơn vị khác thực hiện nhằm tránh lãng phí tài nguyên đất.

Hãy nhìn Cà Mau là điểm đầu

Như đã phân tích, trở lực lớn nhất trong thu hút đầu tư tại Cà Mau là hạ tầng giao thông mang tính kết nối, trong khi tiềm năng có giá trị rất lớn cần khai phá. Theo tính toán của ngành chuyên môn, tổng nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải theo định hướng quy hoạch khoảng 14.000 ha, tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 81.529 tỷ đồng. Song, con số đưa ra chỉ đáp ứng cơ bản theo nhu cầu phát triển nhanh của xã hội, tránh tụt hậu so với bình quân chung của vùng và cả nước.

Với quan điểm đầu tư công dẫn dắt, tạo được nền tảng tốt đẹp, Cà Mau mong muốn thu hút nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực kinh tế lớn để khơi dòng phát triển. Theo đó, với trăn trở đầy tâm huyết của mình, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, cho rằng: “Cần thay đổi cách nhìn về Cà Mau, đó là xác định đây là điểm đầu phương Nam, có vị trí và vai trò chiến lược, từ đó có sự quan tâm mang tính tập trung hơn nữa, đầu tư xứng tầm, khai thác hiệu quả lợi thế, bởi không những mang về lợi ích kinh tế mà còn đảm bảo mọi mặt về quốc phòng, an ninh, cả về an ninh năng lượng của đất nước trong tình hình mới.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cũng đã ban hành nghị quyết về công tác giải phóng mặt bằng; UBND tỉnh thành lập tổ công tác đặc biệt nhằm xử lý kịp thời những phát sinh trong thu hút đầu tư và mới đây tỉnh cũng đã tổ chức hội nghị chuyên đề về tăng cao chỉ số PCI...”.

Phát huy lợi thế, hướng Cà Mau trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. (Trong ảnh: Nhà máy Ðiện gió Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi).

Với Trung ương, Cà Mau mong muốn Chính phủ sớm thông qua Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để làm cơ sở để thu hút, mời gọi đầu tư. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, kiến nghị bộ, ngành Trung ương xem xét, ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương xử lý những khó khăn, vướng mắc liên quan trong lĩnh vực lập thủ tục chấp thuận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; vốn sở hữu của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện cùng lúc nhiều dự án trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau; mở rộng đối tượng dự án đầu tư có sử dụng đất; lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án xã hội hoá...

Ðối với địa phương, kiến nghị các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận; tiến độ thực hiện, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật. Ðồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Ðầu tư tham mưu UBND tỉnh về các điều kiện, trách nhiệm của nhà đầu tư trong tổ chức thực hiện dự án, làm cơ sở để UBND tỉnh xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có) trong thời hạn hoạt động của dự án đầu tư...

Lấy sự riêng biệt làm nền tảng phát triển

Với tầm nhìn chiến lược, Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được thông qua, Cà Mau tập trung phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh, nổi trội và riêng biệt làm điều kiện, nền tảng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau nhanh, bền vững và toàn diện, trở thành trung tâm kinh tế biển, trung tâm năng lượng tái tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước; hướng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để đẩy mạnh thu hút đầu tư; huy động cao nhất các nguồn lực, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Hạ tầng đô thị, trục hành lang kinh tế biển được quy hoạch với sự tập trung ưu tiên đầu tư, tạo động lực và nền tảng trong thu hút đầu tư vì sự phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.

Ðồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Ðảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, thông tin: Quy hoạch tỉnh tới đây xác định các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển bền vững kinh tế biển gắn với khai thác hiệu quả Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu Kinh tế Năm Căn; tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông (đường cao tốc, đường ven biển, cảng biển, cảng hàng không); hạ tầng đô thị, hạ tầng KKT, KCN, hạ tầng du lịch. Theo đó, hình thành và phát triển 2 hành lang kinh tế theo hướng Bắc - Nam (TP Cà Mau - Cái Nước - Năm Căn - Ðất Mũi) và hướng Ðông - Tây (Tân Thuận - Sông Ðốc) trên cơ sở kết nối đường cao tốc, đường ven biển, cảng hàng không, cảng biển và 5 cực tăng trưởng (TP Cà Mau, Năm Căn, Sông Ðốc, Tân Thuận, Ðất Mũi).

“Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có nội dung thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới phù hợp với định hướng phát triển của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng giai đoạn 2021-2030; từ đó, mở ra những cơ hội phát triển mới và định hướng các giá trị mới cho tỉnh Cà Mau trong thời kỳ quy hoạch”, đồng chí Huỳnh Quốc Việt khẳng định./.

 

Trần Nguyên

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.