ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 02:12:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thêm động lực để vượt rào cản

Báo Cà Mau Sở hữu nhiều tiềm năng nhưng cũng tồn tại không ít khó khăn, thách thức, đó là thực trạng của sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau thời gian qua. Làm thế nào chuyển hoá thách thức thành cơ hội để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là mục tiêu mà ngành nông nghiệp Cà Mau đang hướng đến.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong tỉnh thời gian qua đã khai thác hết tiềm năng, lợi thế từ thiên nhiên ban tặng chưa? Trả lời câu hỏi này, nhiều người cho là có, nhưng cũng không ít người bảo là chưa.

Nếu nhìn vào thực tế hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện nay thì cả 2 câu trả lời này đều đúng. Bởi lẽ, các con số: sản lượng thuỷ sản đạt hơn 640 ngàn tấn hằng năm, kim ngạch xuất khẩu hơn 1,2 tỷ USD/năm; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trung bình hằng năm khoảng 3,5-4 % và chiếm khoảng 32% trong tổng sản phẩm GDP... đã thuyết phục được không ít người.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào điều kiện tự nhiên hiện có thì rõ ràng tiềm năng nông nghiệp vẫn chưa được phát huy đúng mức. Nhắc đến lợi thế của tỉnh, nhiều người nghĩ ngay đến lĩnh vực kinh tế mũi nhọn là nuôi trồng thuỷ sản với gần 300.000 ha. Hay hơn 110.000 ha trồng lúa, 110.000 ha đất lâm nghiệp. Ðặc biệt, rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm U Minh Hạ (là nơi có 2 vườn quốc gia) đã được công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới và Khu Ramsar thứ 2088 của thế giới. Ngoài ra, nhiều người lại dành sự quan tâm cho tiềm năng từ 254 km chiều dài bờ biển cùng khoảng 80.000 km2 ngư trường.

Hoa màu là thế mạnh của người dân vùng ngọt huyện Trần Văn Thời, nhưng đầu ra vô cùng bấp bênh do sản xuất còn nhỏ lẻ.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn có khoảng 200.000 ha nuôi cua theo mô hình xen ghép với tôm, mang lại sản lượng hằng năm khoảng 30-35 ngàn tấn cua thương phẩm. Hay khoảng 40.000 ha lúa canh tác trên đất nuôi tôm, khoảng 18.000 ha nuôi tôm càng xanh xen ghép trong ruộng lúa với sản lượng mỗi năm từ 15-20 ngàn tấn - một loại hình sản xuất rất đặc biệt đã tạo ra sản phẩm lúa và tôm sinh thái mà tỉnh đang tập trung phát triển theo hướng lúa sạch, lúa hữu cơ... Tất cả đã tạo cho Cà Mau một lợi thế vô cùng lớn về kinh tế nông nghiệp.

Từ việc nhìn rõ những điều trên, nhiều người nhận định nông nghiệp Cà Mau chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế. Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở nếu nhìn vào sản phẩm từ nông nghiệp tạo ra thời gian qua, cụ thể là sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đánh giá, tỉnh có lợi thế cả về nông - lâm - thuỷ sản nhưng đến nay sản phẩm OCOP của tỉnh chỉ dừng lại ở con số 145 sản phẩm, trong đó chỉ có 32 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao, chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao và chưa biết khi nào có hồ sơ gửi Bộ NN&PTNT đề nghị công nhận.

Lý giải thêm về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm của nông nghiệp thời gian qua, ông Quân cho biết thêm, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, đặc biệt là đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ rất quan tâm việc công nhận sản phẩm OCOP và đã không ít lần chỉ đạo phải tập trung nâng cao chất lượng, không chạy theo thành tích. Từ đó, quy trình xét công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao vô cùng nghiêm ngặt. Sau nhiều hội nghị thẩm định sản phẩm OCOP, hội đồng phải tiếp nhận rất nhiều đơn yêu cầu chấm lại.

Hay như nếu nhìn vào chiều dài đường bờ biển, ngư trường của tỉnh, rõ ràng vẫn còn một tiềm năng lớn chưa được khai thác nhiều, đó là nuôi biển. Thời gian qua, mô hình nuôi biển của tỉnh rất khiêm tốn, chỉ dừng lại ở việc nuôi cá bớp lồng bè theo công nghệ Na Uy tại Hòn Chuối; hay nuôi ven biển chỉ là nhuyễn thể hai mảnh vỏ theo hình thức tự phát nhỏ lẻ.

Manh mún, nhỏ lẻ là một thực tế của nền nông nghiệp đã tồn tại nhiều năm qua và đây cũng là rào cản lớn nhất đối với việc nền nông nghiệp chuyển hoá thách thức thành cơ hội, đạt mục tiêu cao về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Dù đã có truyền thống hơn 50 năm và đã qua 4 đời theo nghề ép chuối khô nhưng việc sản xuất và kinh doanh của cơ sở chuối xiêm ép khô Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, vẫn “đơn thân độc mã” trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Và tất nhiên, với cách làm này, gia đình đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển dù sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao và tiến tới đạt 4 sao.

Sản phẩm chuối xiêm ép khô Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, dù đã đạt OCOP 3 sao nhưng thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh.

Ông Trần Duy Thanh, thế hệ thứ tư đang tiếp bước nghề truyền thống của gia đình, chia sẻ, dù đã có xuất khẩu nhưng số lượng còn rất ít, chủ yếu vẫn là thị trường trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Vừa qua, có nhiều đối tác nước ngoài ngỏ ý ký hợp đồng lâu dài với số lượng lớn nhưng cơ sở chưa dám nhận vì năng lực sản xuất chưa đảm bảo.

Tiềm năng, lợi thế nhiều nhưng kèm theo đó cũng không ít khó khăn. Bờ biển dài được xem là tiềm năng lớn trong khai thác và nuôi biển, nhưng theo đó là thách thức về sạt lở, mất đất, mất rừng. Diện tích nuôi thuỷ sản, lúa, rừng... lớn nhưng phải thường xuyên đối diện với thiên tai, thời tiết bất thường, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn thiếu nước cuối vụ...

Bờ biển dài là một lợi thế lớn nhưng cũng đã tiêu tốn nhiều công sức và tiền của để chống sạt lở và giữ đất, giữ rừng.

Thời gian qua đã có rất nhiều chiến lược, đề án, kế hoạch trong phát triển ngành nông nghiệp, tuy nhiên, việc triển khai đang gặp phải khó khăn lớn là thiếu kinh phí đầu tư. “Ngành nông nghiệp cái gì cũng muốn làm, chủ trương lĩnh vực nào cũng có, nhưng chỉ không có nguồn lực tài chính”, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, từng bộc bạch.

Có thể thấy, hiện nay tỉnh thu ngân sách mỗi năm khoảng 5.300 tỷ đồng nhưng con số chi lại khoảng 11-12 ngàn tỷ đồng. Quy mô kinh tế còn nhỏ nên nguồn lực đầu tư xã hội, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp hạn chế là điều khó tránh khỏi. Ðể khắc phục hạn chế này, trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tập trung vào các lĩnh vực, các ngành kinh tế quan trọng như kinh tế biển, nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao... Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh./.

 

Nguyễn Phú

 

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.

Hoà Mỹ giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ họ phương thức làm ăn, phát triển kinh tế. Từ đó, cuộc sống hộ nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước thoát nghèo bền vững.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Trầm lắng sức mua thị trường Trung thu

Chưa đầy 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cơ sở kinh doanh đã bày bán các loại bánh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện tại không khí mua sắm vẫn còn khá trầm lắng khiến nhiều tiểu thương cũng khá lo lắng về tình hình kinh doanh mùa Trung thu năm nay.

Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả

Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.